Giám sát viên là một vị trí rất quan trọng đối với những doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Vậy giám sát viên là gì? Tham khảo ngay bài viết trong danh mục chia sẻ kinh nghiệm của Topviecquanly.vn dưới đây nhé.
Giám sát viên là gì?
Giám sát viên hay supervisor là người chuyên hỗ trợ quản lý thực hiện công việc điều phối và theo dõi tiến độ làm việc của các nhân viên cấp dưới, giúp công việc luôn đạt năng suất và hiệu quả tốt.
Supervisor là một vị trí rất quan trọng đối với những doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Khi được giao cho nhiệm vụ giám sát, họ sẽ cần phải theo dõi các nhân viên thuộc những nhóm hoặc bộ phận mà mình giám sát để hướng dẫn và đốc thúc họ tập trung làm việc, từ đó giúp hoàn thành mục tiêu công việc đề ra.
Mô tả công việc giám sát viên
Khi nhắn đến công việc giám sát viên, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn đọc thắc mắc liệu đây có phải là chức vụ quản lý hay không? Thực tế, giám sát viên là một quản lý cấp thấp ở trong doanh nghiệp, họ thường được những người quản lý hoặc trưởng bộ phận tin tưởng và giao phó nhiệm vụ.
Tùy vào đặc thù của mỗi lĩnh vực, ngành nghề mà mô tả công việc của giám sát viên có thể khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là những mô tả công việc giám sát viên về cơ bản sẽ phải làm:
- Thực hiện theo dõi toàn bộ những hoạt động của các nhân viên thuộc bộ phận được phân công giám sát. Những công việc này bao gồm phân chia công việc, giám sát quá trình làm việc của các nhân viên…
- Hướng dẫn nhân viên tìm hiểu quy trình làm việc hoặc trực tiếp đào tạo và tập huấn cho đội ngũ nhân viên trong bộ phận để đảm bảo hoạt động đúng quy trình làm việc, từ đó sẽ đạt được sự chính xác và hiệu quả.
- Chịu trách nhiệm trong việc quản lý tài sản và những trang thiết bị thuộc địa phận quản lý. Ngoài ra, cần tiến hành theo dõi và yêu cầu bảo trì những thiết bị hoặc thay thế thiết bị nếu xảy ra sự cố.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh ở trong quá trình làm việc của các nhân viên, tìm hiểu những nguyên nhân và đưa ra các phương án xử lý, ứng phó kịp thời.
- Thực hiện các báo cáo với cấp trên về kết quả làm việc của những bộ phận mà mình thực hiện giám sát.
- Tổng hợp các thông tin và nắm rõ tình hình của bộ phận mình giám sát để bàn giao công việc cho giám sát của ca tiếp theo hoặc những người giám sát thuộc bộ phận khác.
- Trong một số trường hợp nhất định, supervisor sẽ có thể thay thế người quản lý để duy trì, điều hành cuộc họp, ví dụ như họp giao ca….
>>> Xem thêm: Mẹo quản lý nhân viên part time hiệu quả mà ít quản lý nào biết
>>> Xem thêm: Quản lý khu vực là gì? Mẹo Apply thành công cho ứng viên
Kiến thức và kỹ năng cần có của giám sát viên
Về kiến thức, trình độ
Muốn làm tốt vị trí giám sát viên, ứng viên phải là một người có kiến thức chuyên môn, trình độ nhất định về ngành, lĩnh vực mà họ đang làm. Mỗi ngành sẽ có thể có một vài đặc thù riêng và các bộ phận cũng sẽ có từng quy trình làm việc khác nhau. Vậy nên, giám sát viên cần phải thực sự am hiểu về công việc thì mới có thể hướng dẫn và quản lý các nhân viên làm việc một cách hiệu quả và chính xác..
Về kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp
Tính chất công việc này cần phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên, vậy nên giám sát viên sẽ cần rèn luyện, trau dồi kỹ năng giao tiếp thật tốt. Kỹ năng này giúp bạn truyền đạt thông tin và trao đổi công việc với các cấp liên quan hiệu quả. Đồng thời, việc giao tiếp, chia sẻ một cách cởi mở thường xuyên cũng sẽ giúp cho những mối quan hệ với nhân viên thêm gắn kết.
Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý giúp cho giám sát viên biết làm thế nào để tổ chức và điều phối công việc thật tốt. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp khai thác thế mạnh và năng lực tiềm ẩn của mỗi nhân viên và dẫn dắt họ trở thành một tập thể đoàn kết. Từ đó, đảm bảo cho quy trình vận hành luôn tối ưu và đạt hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: 9 Kỹ Năng Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Người Quản Lý Nên Biết
Kỹ năng sắp xếp công việc
Mỗi ca làm việc, giám sát viên sẽ phải quản lý nhiều nhân viên và nhiều đầu việc khác nhau. Nếu như không biết cách sắp xếp thời gian hay sắp xếp nhiệm vụ một cách hợp lý thì họ sẽ rất khó để quản lý hết một khối lượng công việc nhiều như vậy. Do đó, giám sát viên cần phải rèn luyện kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc tốt, biết cách để ưu tiên các đầu việc quan trọng để xử lý trước, giải quyết những công việc một cách chính xác và đúng tiến độ.
>>> Xem thêm: Quản trị thời gian là gì? 5 Bước quản lý thời gian hiệu quả hơn
Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi các mâu thuẫn, bất đồng với nhân viên, quản lý hoặc những sự cố bất ngờ trong công việc. Những lúc này, supervisor cần phải khéo léo xử lý vấn đề sao cho ổn thỏa, tránh để các tranh chấp làm ảnh hưởng tới công việc. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống được rèn luyện tốt sẽ giúp cho giám sát viên biết cách giải quyết vấn đề thông minh, hợp lý.
Giám sát viên lương bao nhiêu?
Nếu bạn đã hiểu rõ về mô tả công việc giám sát viên thì bạn sẽ hình dung ra được các trách nhiệm và áp lực của vị trí này. Tuy nhiên, đối với bất cứ công việc nào, trách nhiệm lớn thì sẽ luôn đi kèm với lương thưởng, đãi ngộ tốt. Vậy nên mức lương của giám sát viên rất hấp dẫn.
Giám sát viên thường sẽ có mức lương dao động trong khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn có chế độ thưởng và những khoản phụ cấp riêng. Đồng thời, mức lương sẽ còn tùy thuộc vào quy mô của các doanh nghiệp, từ đó có thể sẽ có sự chênh lệch giữa những vị trí giám sát viên với nhau.
Những người đã có kinh nghiệm và sở hữu chuyên môn tốt thì thu nhập có thể lên tới khoảng 20 triệu đồng/tháng. Đồng thời, vị trí giám sát viên cũng có cơ hội thăng tiến rộng mở nếu họ chứng minh được năng lực làm việc của mình cùng với khả năng quản lý tốt.
Giám sát viên có cần chứng chỉ hành nghề giám sát không?
Theo như các yêu cầu tuyển dụng của những công ty hoặc xưởng sản xuất, các giám sát viên chỉ cần có bằng cấp về chuyên môn, lĩnh vực của ngành đó cùng với kinh nghiệm đã tích lũy là đã có thể nộp đơn ứng tuyển.
Còn đối với vị trí giám sát thi công, theo quy định ở khoản 1 và khoản 3 tại điều 148 của Luật xây dựng yêu cầu các chứng chỉ hành nghề phù hợp đối với những cá nhân hoạt động xây dựng. Trong đó có lĩnh vực giám sát bao gồm vị trí giám sát trưởng và vị trí giám sát viên.
Người thực hiện hoạt động giám sát công trình xây dựng (hay còn gọi là tư vấn giám sát bao gồm: giám sát viên và giám sát trưởng) yêu cầu bắt buộc phải có các chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, các chứng chỉ này cần phù hợp với quy mô loại dự án đang tham gia hoạt động.
>>> Xem thêm: Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Quản Lý Dự Án Mới Nhất
Tìm việc làm giám sát viên ở đâu?
Hầu như trong tất cả những ngành nghề luôn cần có vị trí giám sát viên, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vậy nên, supervisor là việc làm luôn được đánh giá tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển.
Hiện nay có rất nhiều cách để các ứng viên có thể dễ dàng tìm kiếm được việc làm giám sát viên. Ngoài những kênh truyền thống như tờ rơi tuyển dụng thì bạn còn thể tham khảo tại những trang mạng xã hội Facebook, website của doanh nghiệp hay các website tuyển dụng việc làm.
Một trong các website tuyển dụng việc làm nổi tiếng nhất hiện nay là TopCV.vn. Đây là trang web tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam với hơn 100.000 đối tác sử dụng dịch vụ. Vậy nên, đây chính là địa chỉ tìm việc làm giám sát viên được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Trên đây, Topviecquanly.vn đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần biết về giám sát viên. Giám sát viên là một quản lý cấp thấp ở trong doanh nghiệp, họ thường được những người quản lý hoặc trưởng bộ phận tin tưởng và giao phó nhiệm vụ. Đây cũng là việc làm luôn được đánh giá tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của vị trí giám sát viên.
>>> Xem thêm: Năng lực quản lý là gì? 8 năng lực quản lý cần thiết cho Leader