Các doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt nhiều hơn với làn sóng “sự từ chức vĩ đại” trên toàn cầu. Và trải nghiệm nhân viên là một yếu tố giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng của làn sóng này. Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ngay trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.
Trải nghiệm nhân viên là gì?
“Trải nghiệm của nhân viên là tổng thể của những nhận thức khác nhau mà nhân viên có về sự tương tác của họ với tổ chức nơi họ làm việc.” – Khái niệm này được chia sẻ bởi Tracy Maylett & Matthew Wride, tác giả cuốn “The Employee Experience: How to Attract Talent, Retain Top Performers, and Drive Results” được xuất bản năm 2017.
Bên cạnh đó, trải nghiệm nhân viên (Employee experience – EX) cũng được định nghĩa là quan điểm tổng thể của người lao động về mối quan hệ của họ với công ty, được hình thành do tất cả các hoạt động tại điểm tiếp xúc khác nhau trên vòng đời nhân viên. Trải nghiệm nhân sự đang ngày càng được chú trọng hơn bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Theo chia sẻ từ Jacob Morgan – tác giả cuốn “The Employee Experience Advantage” cho biết: Ngày nay, trong một thế giới mà tiền không còn là yếu tố thúc đẩy chính đối với nhân viên, thì tập trung vào trải nghiệm nhân sự sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh đầy hứa hẹn cho các tổ chức”.
>>> Xem thêm: Chiến Lược Gắn Kết Nhân Viên Và Truyền Cảm Hứng Từ Chuyên Gia
Các giải pháp nâng cao trải nghiệm nhân viên
Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp giúp gia tăng trải nghiệm nhân viên, dưới đây sẽ là một số cách mà bạn có thể áp dụng. Bao gồm như:
Ưu tiên sự hài lòng của nhân viên
Đầu tiên bạn cần hiểu rằng, trải nghiệm tích cực của người lao động không chỉ được quyết định bởi tiền lương. Bạn có thể nâng cao nó bằng các giúp và giữ cho nhân viên hài lòng hơn trong công việc của họ. Cách để tăng mức độ hài lòng của nhân viên còn tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Ví dụ như cung cấp cho họ sự cơ hội làm việc linh hoạt, cải thiện sự cân bằng trong công việc – cuộc sống,…
Tăng sự đồng cảm, tính xác thực
Người quản lý cần thấu hiểu, đồng cảm với nhân viên của mình hơn. Hãy dựa vào hành trình của nhân viên để thực hiện điều đó. Một nhận định trên Workhuman cho biết, nếu nhân viên không có cảm giác xác thực và thân thuộc tại doanh nghiệp, họ sẽ rời đi và tìm nó ở nơi khác. Vì vậy, người quản lý cần luôn đặt mình vào vị trí của nhân viên để hiểu được những gì họ đang trải qua, giúp đỡ khi cần thiết.
Thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập
Sự đa dạng, công bằng và hòa nhập tại nơi làm việc thúc đẩy nhân sự có được sự sáng tạo, đổi mới, trải nghiệm tốt hơn. Điều này giúp nhân viên cảm thấy họ đang cống hiến và là một thành viên của tổ chức. Khi nhân viên cảm thấy họ thuộc về nơi làm việc, họ sẽ làm việc tốt hơn và gắn bó lâu hơn.
>>> Xem thêm: Cách quản lý nhân sự của người Nhật nhà lãnh đạo nên học hỏi
Tạo ra một nền văn hóa công ty tích cực
Một môi trường, văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ và khó khăn của họ cởi mở hơn. Từ đó, họ có những trải nghiệm tốt hơn tại nơi làm việc, kết nối nhiều hơn với cả mục tiêu, thành công của chính họ và của công ty hơn.
Làm cho công việc có ý nghĩa hơn
Nhân viên của bạn cần biết chính xác những gì được mong đợi từ họ ngay từ đầu, ý nghĩa công việc của họ như thế nào. Một trong những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy có trải nghiệm tồi tệ chính là họ không biết được nhiệm vụ của họ có ý nghĩa gì. Do đó, doanh nghiệp nên có chương trình giới thiệu rõ ràng về nhiệm vụ, ý nghĩa và vai trò của họ trong tổ chức ra sao.
Cung cấp cơ hội phát triển và huấn luyện
Nhiều nhân viên cho rằng các cơ hội để phát triển là lý do để ở lại công việc và ở lại với doanh nghiệp. Do đó, cần cung cấp cho nhân viên của bạn những cơ hội học tập, huấn luyện năng cao kỹ năng của họ. Khi kỹ năng của họ được phát triển, cơ hội nghề nghiệp của họ cũng trở nên rộng mở hơn.
Hành động dựa trên phản hồi của nhân viên
Phản hồi trong doanh nghiệp luôn mang tính chất 2 chiều. Có thể tất cả các phản hồi của nhân viên không phải là chính xác, nhưng hãy lắng nghe và hành động phù hợp với những phản hồi đó. Bởi, nhân viên của bạn đã cố gắng cung cấp ý kiến của họ cho bạn. Khi họ cảm thấy ý kiến phản hồi của mình được tôn trọng, họ sẽ có trải nghiệm tốt hơn tại nơi làm việc.
>>> Xem thêm: Chia Sẻ Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Cho Người Lãnh Đạo
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về trải nghiệm nhân viên là gì, làm thế nào để nâng cao trải nghiệm cho nhân sự tại doanh nghiệp với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV.vn – nền tảng đăng tin tuyển dụng và kết nối việc làm uy tín hàng đầu tại Việt Nam để tìm kiếm, khám phá thêm nhiều tin tức thú vị hơn về quản trị nguồn nhân lực nhé.
>>> Tìm hiểu thêm: 6 xu hướng phúc lợi sẽ định hình công việc – giúp nhân viên hài lòng hơn