Trở thành nhà quản lý luôn là mục tiêu phấn đấu của nhiều người. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về nhà quản lý là gì, có khác gì với vai trò quản trị hay không. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm hôm nay của Topviecquanly.vn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này chi tiết hơn.
Tìm hiểu về nhà quản lý là gì?
Để biết được sự khác nhau của nhà quản lý và quản trị, bạn cần hiểu về khái niệm của nhà quản lý là gì. Cụ thể như sau:
Nhà quản lý là gì?
Để hiểu về nhà quản lý là gì, bạn cần hiểu về khái niệm quản lý là gì. Quản lý chính là tập hợp những hoạt động để thực hiện điều hành một tổ chức, đội nhóm nào đó và giúp đạt được mục tiêu ban đầu đề ra.
Theo khái niệm đó, có thể xác định rằng, nhà quản lý chính là người đứng đầu một tổ chức, đội nhóm để thực hiện quản lý, điều hành đội nhóm đó. Mỗi một nhà quản lý tùy thuộc vào kinh nghiệm, lĩnh vực của doanh nghiệp sẽ có cách thức quản lý riêng.
>>> Xem thêm: Quản Lý Là Gì? Khái Niệm, Vai Trò Và Chức Năng Của Người Quản Lý
Phân biệt sự khác nhau quản lý với quản trị
Khái niệm quản trị và quản lý thường bị nhầm lẫn với nhau. Vậy, điểm khác nhau của nhà quản trị và nhà quản lý là gì? Bạn có thể theo dõi bảng so sánh sau đây:
Đặc điểm | Nhà quản lý | Nhà quản trị |
Cách thức để đạt mục tiêu | Đạt được mục tiêu thông qua các thành viên trong đội nhóm. | Đạt được mục tiêu thông qua việc lập các chiến lược, hoạch định, kế hoạch, chính sách vĩ mô. |
Bản chất | Thi hành | Đưa ra quyết định |
Quá trình | Quyết định ai, như thế nào. | Quyết định trả lời câu hỏi cái gì, bao giờ. |
Chức năng | Có chức năng thi hành | Có chức năng tư duy |
Kỹ năng | Liên quan đến yếu tố kỹ thuật và kỹ năng của con người. | Liên quan đến yếu tố nhận thức và con người. |
Cấp bậc | Cấp thấp, cấp trung | Cấp cao |
Mức độ ảnh hưởng | Chi phối người lao động trong tổ chức và những người được trả thù lao. | Đại diện cho doanh nghiệp, chủ sở hữu,… |
Một số vấn đề khác về nhà quản lý
Bên cạnh khái niệm của nhà quản lý là gì, bạn cũng cần hiểu về vai trò của nhà quản lý, những yếu tố cần có để trở thành nhà quản lý là gì. Cụ thể như sau:
Vai trò của nhà quản lý là gì?
Trên hết, nhà quản lý đóng vai trò như người đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức, đội nhóm được diễn ra theo đúng kế hoạch. Chi tiết hơn, nhà quản lý sẽ đóng những vai trò như sau:
Vai trò giao tiếp, quan hệ
Khi là người đứng đầu một tổ chức, đội nhóm nào đó, người quản lý sẽ đóng vai trò giao tiếp, quan hệ với bên ngoài của tổ chức đó. Ngoài ra, họ cũng cần phải tổ chức và duy trì những mối quan hệ gắn kết trong tổ chức của mình để đảm bảo hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
>>> Xem thêm: Công việc của 1 nhà quản lý bao gồm những gì? Có vất vả không?
Vai trò thông tin
Nhà quản lý sẽ là người cung cấp, truyền đạt những thông tin liên quan đến định hướng, mục tiêu cho nội bộ tổ chức, đội nhóm do mình phụ trách. Bên cạnh đó, họ cũng là người cung cấp lại thông tin cho những quản lý cấp cao hơn và các đối tác bên ngoài của tổ chức.
Vai trò quyết định
Nhà quản lý sẽ là người thực hiện đưa ra các quyết định liên quan đến sự phát triển, hoạt động của tổ chức. Chẳng hạn họ sẽ phải quyết định những vấn đề liên quan đến nhân sự như đăng tin tuyển dụng và lựa chọn nhân sự phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với các quyết định do mình đưa ra.
Làm thế nào để trở thành nhà quản lý?
Khi trở thành nhà quản lý, tuy phải đối diện với nhiều áp lực hơn, nhưng bên cạnh đó mức thu nhập cũng sẽ tăng cao hơn. Vì vậy, đây vẫn là mục tiêu của nhiều bạn hiện nay. Vậy, để trở thành nhà quản lý, bạn cần phải có những yếu tố nào? Hãy tham khảo một số yếu tố cần thiết của nhà quản lý ngay sau đây:
- Có tầm nhìn tốt: Nhà quản lý cần phải hiểu về mục tiêu chung của doanh nghiệp là gì. Từ đó, có thể đưa ra được những kế hoạch với tầm nhìn xa – rộng cho đội nhóm, tổ chức của mình đạt được mục tiêu đó.
- Vững chuyên môn, hiểu biết rộng: Đây chính là 2 yếu tố giúp bạn có thể đưa ra được quyết định nhanh chóng, phù hợp với tổ chức, đội nhóm của mình.
- Có khả năng kết nối tốt: Người quản lý giỏi cần biết cách giao tiếp, kết nối với các thành viên trong đội nhóm của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải có khả năng kết nối với các yếu tố bên ngoài để giúp đội nhóm của mình làm việc hiệu quả hơn.
- Một số yếu tố các cần lưu ý: Nhà quản lý cũng cần chịu được áp lực công việc, có đạo đức và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, luôn tôn trọng, công bằng trong quá trình lãnh đạo của mình, có tầm nhìn tốt với những “người bạn đồng hành” (nhân viên) của mình,…
>>> Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề nhà quản lý là gì, sự khác nhau của quản lý – quản trị để bạn tham khảo. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về việc làm quản lý, hãy truy cập ngay vào chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Góc thư viện luôn mang đến cho bạn những cẩm nang về phẩm chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo hay kỹ năng lãnh đạo quản lý.
>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày