Sức khỏe của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững. Và vai trò của nhà quản trị trong việc đảm bảo sức khỏe cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vai trò của nhà quản trị với sức khỏe doanh nghiệp là gì cùng Topviecquanly.vn ngay nhé.
3 vai trò của nhà quản trị đối với “sức khỏe” doanh nghiệp
Nhà quản trị đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo sức khỏe tổng thể của doanh nghiệp. Dưới đây là ba vai trò chính của nhà quản trị và cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe doanh nghiệp:
Vai trò quan hệ với con người
Vai trò của nhà quản trị đầu tiên mà bạn cần biết là “xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân viên đủ mạnh” để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Để hoàn thành vai trò của nhà quản trị này, bạn cần lưu ý những vai trò nhỏ hơn như sau:
- Đại diện cho tổ chức: Nhà quản trị đại diện cho tổ chức và chịu trách nhiệm đại diện trong các cuộc thảo luận, nhận giải thưởng và đảm bảo phù hợp với giá trị và tầm nhìn của tổ chức.
- Vai trò lãnh đạo: Nhà quản trị tuyển dụng, đào tạo nhân viên, đặt mục tiêu và định hướng cho hoạt động của tổ chức, đồng thời tạo môi trường làm việc tích cực và định hình sự phát triển của nhân viên.
- Vai trò liên kết: Nhà quản trị xây dựng và phát triển mối quan hệ với cá nhân, tổ chức và đoàn thể bên ngoài để tạo lợi ích cho tổ chức, mở rộng vị thế và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
>>> Xem thêm: Quản trị học là gì? 5 Cách để trở thành nhà quản trị tài ba
Vai trò kết nối thông tin
Kết nối thông tin là vai trò của nhà quản lý tiếp theo mà bạn cần lưu ý. Cụ thể, vai trò này sẽ có những yếu tố như sau:
- Vai trò thu thập và tiếp nhận thông tin: Nhà quản trị cần đảm bảo rằng toàn bộ thông tin cần thiết được thu thập và xem xét một cách thường xuyên.
- Vai trò phổ biến thông tin: Nhà quản trị cũng sẽ có trách nhiệm phổ biến thông tin quan trọng đến toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Điều này bao gồm thông báo về các quyết sách, thay đổi và các thông tin quan trọng khác liên quan đến công việc của nhân viên.
- Vai trò cung cấp thông tin: Nhà quản trị sẽ đại diện cho tổ chức trong việc cung cấp thông tin quan trọng ra bên ngoài, đặc biệt là đối với truyền thông và báo chí.
Vai trò quyết định
Quyết định cũng là một vai trò của nhà quản trị và là vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với vai trò này, bạn nên lưu ý những đặc điểm sau:
- Vai trò doanh nhân: Liên quan đến những yếu tố về cải tiến để nâng cấp hoạt động của tổ chức. Ví dụ như phương hướng, kế hoạch, chiến lược,… phát triển.
- Vai trò giải quyết xáo trộn: Trong tình hình xáo trộn và thay đổi không ngừng trong môi trường kinh doanh, nhà quản trị phải nhanh chóng đưa ra các phương án ứng phó trước những sự cố bất ngờ.
- Vai trò phân phối tài nguyên: Liên quan đến trách nhiệm phân phối tài nguyên quan trọng như con người, tiền bạc, cơ sở vật chất và thời gian để đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc.
- Vai trò đàm phán: Đại diện cho tổ chức trong việc thương thuyết với các tổ chức, doanh nghiệp khác và giải quyết triệt để những rủi ro có thể xảy ra.
5 yếu tố liên quan đến việc kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp
“Sức khỏe doanh nghiệp” là khả năng của doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững, bao gồm các yếu tố như tài chính, nhân sự, chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro. Nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho doanh nghiệp thông qua việc quản lý các yếu tố này. Sức khỏe doanh nghiệp sẽ bao gồm 5 yếu tố sau:
- Đội nhóm: Đội ngũ nhân viên phải phù hợp và có khả năng làm việc hợp tác để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.
- Khách hàng: Sự hài lòng, độ trung thành và tương tác tích cực của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe doanh nghiệp.
- Sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố quyết định thành công và duy trì sức khỏe của doanh nghiệp.
- Tài chính: Quản lý lưu chuyển tiền tệ, khả năng thanh toán và tăng trưởng tài chính là những yếu tố quan trọng liên quan đến sức khỏe doanh nghiệp.
- Bán hàng & Tiếp thị: Hoạt động quảng cáo, quản lý mối quan hệ khách hàng và chiến lược giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: TOP 5 mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Hy vọng với bài viết Chia sẻ kinh nghiệm này, bạn có thể hiểu rõ hơn về vai trò của nhà quản trị với sức khỏe doanh nghiệp là gì.
Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang quan tâm về các cơ hội việc làm quản lý, lãnh đạo hãy truy cập vào TopCV.vn ngay hôm nay. TopCV.vn đang cung cấp hàng ngàn cơ hội việc làm hấp dẫn và đội ngũ chuyên gia tư vấn sẽ giúp bạn tạo CV ấn tượng, chuyên nghiệp. Từ đó giúp bạn có thể tìm kiếm việc làm thành công hơn.
Tìm hiểu thêm: