Thị trường đang ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn. Do đó, ngoài những chiến lược kinh doanh, Marketing hợp lý, khâu quản lý sản xuất sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng. Do đó, trưởng phòng sản xuất là một vị trí nhiều doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu ngày càng cao hơn. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc trưởng phòng sản xuất là gì, hãy cùng topviecquanly.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Trưởng phòng sản xuất là gì?
Trưởng phòng sản xuất là vị trí chịu trách nhiệm quản lý dây chuyền, nhân sự thuộc phòng sản xuất. Phòng sản xuất là bộ phận tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
Ngoài vị trí trưởng phòng/giám đốc phụ trách, phòng sản xuất sẽ gồm nhiều vị trí khác. Ví dụ như kỹ sư, kỹ thuật viên, thiết kế và vận hành máy móc. Hiện tại, ngoài những chiến lược kinh doanh, Marketing được doanh nghiệp đề ra, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều quan trọng. Đây có thể được xem là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp tạo được điểm cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.
>>>Xem thêm: 5 kỹ năng cần có của một người quản lý sản xuất giỏi
Mô tả công việc trưởng phòng sản xuất
Một bản mô tả công việc trưởng phòng sản xuất sẽ bao gồm các thông tin về vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ hàng ngày. Cụ thể như sau:
Vai trò, trách nhiệm của trưởng phòng sản xuất
Vai trò của trưởng phòng sản xuất bao gồm:
- Đảm bảo dự trù được nguồn nguyên liệu tại kho, đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào của nguyên liệu trước khi được đưa vào dây chuyền sản xuất.
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn đạt công suất tốt nhất, số lượng hàng hóa thành phẩm đạt chất lượng, số lượng đúng yêu cầu.
- Giám sát quá trình sản phẩm được nhập kho thành phẩm.
- Phối hợp với những phòng ban khác để đề xuất các phương án sản xuất tối ưu, giải quyết những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
>>>Xem thêm: Leader là gì? Muốn làm Leader cần những kỹ năng gì?
Trách nhiệm trưởng phòng sản xuất cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đây được xem là vị trí cao nhất của bộ phận sản xuất. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, có thể có nhiều trưởng phòng sản xuất. Mỗi trưởng phòng sẽ phụ trách một dây chuyền, công đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Tuy vậy, dù với loại hình doanh nghiệp nào, vị trí trưởng phòng sản xuất sẽ có trách nhiệm trực tiếp đến hệ thống cũng như các hoạt động sản xuất được phân công quản lý. Bao gồm:
- Tiếp nhận các chỉ thị từ ban lãnh đạo về yêu cầu, mục đích sản xuất.
- Lên các kế hoạch sản xuất có đầy đủ những yếu tố liên quan, ví dụ như máy móc vận hành, nguyên vật liệu, nhân lực vận hành,…
- Đảm bảo chất lượng của thành phẩm, số lượng hàng hóa theo kế hoạch.
- Quản lý an toàn lao động, quản lý dây chuyền sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn 5S.
- Giám sát tiến độ làm việc, sản xuất hàng ngày.
- Phát hiện kịp thời các vấn đề không mong muốn, đưa ra các phân tích, giải pháp phù hợp.
Nhiệm vụ, công việc trưởng phòng sản xuất
Từ những vai trò, trách nhiệm trên, công việc trưởng phòng sản xuất hàng ngày sẽ bao gồm:
Tham mưu cho ban giám đốc
Trưởng phòng sản xuất cần thực hiện tham mưu cho ban giám đốc về những kế hoạch sản xuất phù hợp. Ngoài ra cần có những kế hoạch dự trù khác. Những kế hoạch này sẽ thiên về quy trình sản xuất, dây truyền sản xuất có phù hợp với sản phẩm không, lượng nguyên liệu tiêu hao, công suất của máy móc, ngân sách sản xuất dự trù…
Xây dựng các kế hoạch sản xuất chi tiết
Sau khi nhận được các yêu cầu về sản phẩm, trưởng phòng sản xuất sẽ cần thực hiện lên các kế hoạch sản xuất chi tiết. Kế hoạch này cần được triển khai đến nhiều bộ phận khác nhau để thống nhất, nhận phản hồi ý kiến.
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kho
Đây là bộ phận đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Do đó, phối hợp chặt chẽ với bộ phận này là một công việc trưởng phòng sản xuất quan trọng. Bạn cần thường xuyên liên lạc và nắm được các thông tin liên quan đến tồn kho, chất lượng của nguyên liệu.
Điều phối nhân sự sản xuất
Đối với bộ phận sản xuất, tình huống tăng ca có thể xảy ra khi cần đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn. Do đó, trưởng phòng nhân sự cần thực hiện các công việc liên quan đến điều phối nhân sự. Trong quá trình điều phối cần có sự linh hoạt, tính toán phù hợp.
Giám sát tiến độ sản xuất
Trưởng phòng sản xuất cần thực hiện công việc giám sát, chỉ đạo phòng sản xuất thực hiện đúng “sản xuất đúng hạn, tiết kiệm chi phí sản xuất, thành phẩm tốt”. Ngoài ra, việc giám sát tiến độ sản xuất sẽ giúp quá trình sản phẩm từ nguyên liệu đến tay khách hàng được diễn ra thuận lợi nhất.
>>>Xem thêm: Top 3 kỹ năng cần thiết với mọi quản lý cấp cao
Mức lương của trưởng phòng sản xuất
Mức lương cụ thể của trưởng phòng sản xuất còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, quy mô dây chuyền sản xuất mà họ phụ trách. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình theo khảo sát như sau:
- Mức lương trung bình: 23.000.000 đồng/tháng.
- Mức thấp nhất: 7.000.000 đồng/tháng.
- Mức bậc thấp: 19.000.000 đồng/tháng.
- Mức bậc cao: 27.000.000 đồng/tháng.
- Mức cao nhất: 67.500.000 đồng/tháng.
Trên đây là bài viết chia sẻ về công việc của trưởng phòng sản xuất. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí trưởng phòng sản xuất cũng như công việc của vị trí này.
>>>Xem thêm: Top 5 phần mềm hỗ trợ quản lý kinh doanh hiệu quả
Hình ảnh: Sưu tầm