Đội ngũ quản lý cấp trung là một trong những “mắt xích” quan trọng với doanh nghiệp. Họ đóng vai trò kết nối giữa những nhân sự thực thi trực tiếp với ban lãnh đạo, quản lý cấp cao hơn. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về những thông tin liên quan đến quản lý cấp trung là gì, vai trò của vị trí này, bài viết dưới đây của topviecquanly.vn sẽ hữu ích cho bạn.
Tìm hiểu quản lý cấp trung là gì?
Trước khi đến với nội dung vai trò của vị trí quản lý cấp trung là gì, bạn sẽ cần phải hiểu về quản lý cấp trung là gì cũng như những kỹ năng cần có. Cụ thể như sau:
Quản lý cấp trung là gì?
Quản lý cấp trung là những cấp bậc quản lý trung gian giữa nhân viên và quản lý cấp cao. Họ sẽ có ít thẩm quyền hơn so với những nhà quản lý cấp cao khác, song song đó quyền hạn của họ cũng sẽ cao hơn so với các quản lý cấp thấp.
Tùy thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp, quản lý cấp trung sẽ có thể là những vị trí như trưởng các phòng ban, giám đốc xưởng sản xuất nhỏ, tổ trưởng, đội trưởng tổ kỹ thuật. Những người quản lý cấp trung được xem là vị trí chiến lược và là một trong những người hỗ trợ cho các quản lý cấp cao vận hành, quản lý doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Chia Sẻ Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả Cho Người Lãnh Đạo
Mức thu nhập của vị trí quản lý cấp trung cũng tương đối cao. Trung bình theo thống kê từ 9.000.000 – 60.000.000 đồng/tháng. Mức thực tế sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác.
Kỹ năng của quản lý cấp trung là gì?
Vậy, những kỹ năng cần có để trở thành quản lý cấp trung là gì? Tuy không có yêu cầu khắt khe như quản lý cấp cao, nhưng để có thể thăng tiến lên vị trí này, bạn cũng sẽ cần đáp ứng được những kỹ năng cơ bản như sau:
Suy nghĩ – hành động có hệ thống
Đây là một trong những kỹ năng cần có của quản lý cấp trung. Bạn cần rèn luyện suy nghĩ, hành động có hệ thống để quan sát được toàn cảnh, quy luật các mối quan hệ, quy trình làm việc. Ngoài ra, kỹ năng này sẽ giúp bạn đối phó được với sự bất ổn, rủi ro trong các mối quan hệ.
Sự kiên tâm – Leadership Resilience
Đây là một thuật ngữ để chỉ về khả năng bình tĩnh, xử lý trước những rủi ro, áp lực về thất bạn. Sự kiên tâm là một trong những phẩm chất lãnh đạo mà bất kỳ vị trí quản lý nào cũng cần có.
Kỹ năng giao tiếp
Để quản lý thành công, dù ở cấp bậc nào, bạn cũng sẽ cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc, tiếp nhận được thông tin từ ban lãnh đạo, quản lý cấp cao tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể duy trì được mối quan hệ hiệu quả với cấp dưới của mình.
Sự ảnh hưởng, thuyết phục
Một trong những kỹ năng khác mà quản lý cấp trung cần có chính là khả năng thuyết phục và tầm ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp bạn duy trì được hiệu quả trong công việc, tạo ra được sự đảm bảo về cam kết, hợp tác của những đồng nghiệp khác.
>>>Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện, hiệu quả
Vai trò của quản lý cấp trung là gì?
Vậy trong doanh nghiệp, vai trò của quản lý cấp trung là gì. Như đã nói ở trên, quản lý cấp trung như một “mắt xích” để giúp cho cỗ máy khổng lồ của doanh nghiệp được vận hành trơn tru hơn. Họ thường sẽ có những vai trò chính như:
Giám sát hoạt động hàng ngày: Quản lý cấp trung cần chịu trách nhiệm về quản lý quy trình, hoạt động làm việc hàng ngày của đội nhóm, phòng ban do họ quản lý.
Tạo lập các mục tiêu: Họ sẽ dựa vào hệ thống mục tiêu chung của doanh nghiệp để tạo lập các mục tiêu cá nhân cho đội nhóm của họ. Ngoài ra, họ cũng cần thực hiện các công việc giúp cho nhân viên trong đội nhóm đạt được mục tiêu đó.
Thiết lập các ngân sách: Những vị trí cấp trung sẽ dựa vào nguồn chi phí được phân bổ và thiết lập các ngân sách cho đội nhóm của mình. Những ngân sách này cần đảm bảo được các mục tiêu tối ưu chi phí đã đề ra.
Báo cáo về năng suất nhân viên: Quản lý cấp trung cần thực hiện các báo cáo cho quản lý cấp cao hơn hoặc báo cáo trực tiếp cho ban lãnh đạo. Nội dung báo cáo thường liên quan đến hiệu suất làm việc của từng nhân viên và của cả đội nhóm mà họ quản lý.
Tuyển dụng, đào tạo nhân viên: Ở một số doanh nghiệp, các quản lý cấp trung sẽ thực hiện tuyển dụng, hướng dẫn cho nhân viên mới. Ngoài ra họ cũng sẽ cần đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên cũ trong đội nhóm họ quản lý.
Đánh giá về hiệu suất: Một vai trò khác của quản lý cấp trung chính là thực hiện đánh giá hiệu suất của nhân viên. Họ là những người sẽ làm việc trực tiếp với các nhân sự. Do đó, ban lãnh đạo, quản lý cấp cao sẽ cần bản đánh giá của họ để đúng với thực tế năng lực, hiệu suất của nhân viên nhất.
>>>Xem thêm: Quản lý chất lượng là gì? Người làm quản lý chất lượng làm gì?
Tương tự với những vị trí quản lý, quản lý cấp trung đóng vai trò tạo nên sự phát triển cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những vị trí này cũng là điểm khởi đầu để bạn đạt được những vị trí quản lý cấp cao tốt hơn. Trên đây là một số thông tin cơ bản về quản lý cấp trung. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về quản lý cấp trung là gì cũng như vai trò cụ thể.
>>>Xem thêm: COO là giám đốc gì? Mô tả công việc và thu nhập của COO
Hình ảnh: Sưu tầm