OKR là gì? Hiểu đúng, làm đúng để quản trị hiệu quả

OKR là gì? Hiểu đúng, làm đúng để quản trị hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm

OKR là một phương pháp quản trị khá phổ biến hiện nay hiện nay. Vậy OKR là gì hay OKR là viết tắt của từ gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm của topviecquanly.vn để có được những thông tin hữu ích nhé.

OKR là gì?

OKR hay Objective Key Result là phương pháp quản trị theo mục tiêu. Trong đó, các thành tố trong doanh nghiệp sẽ được liên kết dựa trên mục tiêu chung và mục tiêu riêng nhằm đi đến kết quả cụ thể.

Dưới đây là 2 đặc điểm chính của OKR:

Cấu trúc

OKR là gì? OKR sẽ được xây dựng xoay quanh hai câu hỏi chính:

  • Objective (Mục tiêu): Tôi muốn đi đâu?
  • Key Result (Kết quả then chốt): Tôi đến đó bằng cách nào? 

Objective được hiểu là mục tiêu của các cá nhân, phòng ban và công ty. Trong khi đó, Key Result mang ý nghĩa là các bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Hệ thống này sẽ được áp dụng từ bộ máy cấp cao đến từng cá nhân trong tổ chức. Mối liên kết giữa từng tầng mục tiêu giúp toàn bộ thành viên trong tổ chức có chung một chí hướng.

OKR là gì? hay OKR là viết tắt của từ gì?
OKR là gì? hay OKR là viết tắt của từ gì?

Xem thêm: Năng Lực Quản Lý Là Gì? 8 Năng Lực Quản Lý Cần Thiết Cho Leader

Nguyên lý hoạt động của OKR

Nguyên tắc quản lý mục tiêu của OKR dựa trên hệ thống niềm tin sau:

  • Tính tham vọng: Mục tiêu của OKR luôn được thiết lập cao hơn so với ngưỡng năng lực.
  • Tính đo lường được: Kết quả then chốt được gắn với những mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả những thành viên từ vị trí CEO đến các thực tập sinh đều có thể theo dõi được OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR sẽ không được dùng để thực hiện đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
Mục tiêu của OKR luôn được thiết lập cao hơn so với ngưỡng năng lực
Mục tiêu của OKR luôn được thiết lập cao hơn so với ngưỡng năng lực

Xem thêm: Lãnh Đạo Là Gì? Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Lãnh Đạo Và Quản Lý

OKR trông như thế nào?

Trong mô hình OKR, chúng ta có thể thấy được mục tiêu của cá nhân và phòng ban sẽ được kết nối trực tiếp với mục tiêu của công ty thông qua các kết quả đo lường. 

Mục tiêu của cá nhân và phòng ban sẽ được kết nối trực tiếp với mục tiêu cấp cao của công ty thông qua các kết quả đo lường
Mục tiêu của cá nhân và phòng ban sẽ được kết nối trực tiếp với mục tiêu cấp cao của công ty thông qua các kết quả đo lường

Nói cách khác, mục tiêu của cấp bậc thấp sẽ được thể hiện dựa trên Mục tiêu và Kết quả của cấp bậc cao hơn.

  • Objective Key Result của công ty sẽ luôn được chú trọng nhất.
  • Objective Key Result của phòng ban sẽ là sự ưu tiên của từng phòng ban đó (thay cho việc phòng ban chỉ thực hiện hàng loạt những OKR cá nhân)
  • Objective Key Result của cá nhân sẽ thể hiện công việc mà cá nhân đó cần phải tập trung để hoàn thành

Từ đó, ban quản lý cấp cao, ban lãnh đạo sẽ có hai cách tiếp cận để phân tầng mục tiêu như sau:

Cách liên kết nghiêm ngặt

Đối với cách tiếp cận này thì Objective của cấp dưới sẽ là Key Result của cấp trên. Quá trình này sẽ tự lặp lại đối với từng bộ phận, từ bộ phận Marketing, bộ phận Sản xuất, bộ phận Chăm sóc khách hàng đến bộ phận Kỹ thuật, và tiếp tục lặp lại với từng cấp bậc của bộ phận đó.

Cách liên kết định hướng

Cách liên kết nghiêm ngặt ở trên thì không phải lúc nào cũng mang tới hiệu quả. Trong một vài trường hợp, công ty có mong muốn xây dựng thêm nhiều mục tiêu cho các phòng ban, hoặc yêu cầu các nhân viên hướng tới mục tiêu phát triển cho bản thân thay vì theo sát cấu trúc mục tiêu công ty.

Ở cách liên kết định hướng này, các mục tiêu sẽ đều được liên kết có định hướng tới mục tiêu cao hơn, nhưng sẽ không có liên kết nghiêm ngặt giữa Key Result và Objective ở các bậc khác nhau như ở trên. Với các công ty có mong muốn thiết lập hệ thống mục tiêu linh động thì topviecquanly.vn khuyến khích các nhà quản lý sử dụng theo các liên kết này.

Xem thêm: MBO Là Gì?  Ưu Và Nhược Điểm Của MBO – Quản Trị Theo Mục Tiêu

Lợi ích của OKR

OKR là gì và lợi ích của OKR là như nào? Objective Key Result hay OKR sẽ hỗ trợ cho những hoạt động quản trị doanh nghiệp nhờ vào 6 lợi ích chính: 

  • Liên kết nội bộ trong doanh nghiệp chặt chẽ: OKR sẽ kết nối hiệu suất làm việc của các cá nhân và phòng ban cùng với mục tiêu chung của công ty. Từ đó, giúp cho đội ngũ quản trị có thể đảm bảo rằng mọi người trong công ty đang có chung một định hướng.
  • Tập trung vào các vấn đề thiết yếu: Mô hình Object Key Result sẽ đưa ra từ 3 – 5 mục tiêu với mỗi cấp độ ở trong tổ chức. Từ đó, giúp công ty và những nhân viên ưu tiên vào các mục tiêu quan trọng của công ty.
  • Tăng tính minh bạch: OKR sẽ góp phần xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, vậy nên những nhân viên trong công ty sẽ đều có thể nắm được các công việc và kế hoạch của từng cá nhân và phòng ban.
  • Trao quyền cho nhân viên: Khi nắm rõ các hoạt động ở trong công ty, ban lãnh đạo sẽ có thể đưa ra các quyết định chuẩn xác, điều này đồng thời sẽ tạo cơ hội cho các nhân viên theo dõi kết quả công việc.
  • Đo lường tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số ở trong phương pháp OKR sẽ phản ánh được những cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty có tiến độ làm việc như nào, đã hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.
  • Đạt kết quả vượt bậc: OKR là phương pháp cho phép những người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng đối với công việc, từ đó sẽ giúp công ty đạt các kết quả ấn tượng.
OKR là gì và lợi ích của OKR là như nào?
OKR là gì và lợi ích của OKR là như nào?

Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết 5 Bước Quản Trị Mục Tiêu Theo Quy Trình MBO

Các bước xây dựng và triển khai OKR trong tổ chức

Xây dựng OKR

Trong quá trình xây dựng Objective và Key result cho tổ chức, bạn nên để ý một số điều sau: 

Đối với Objective:

  • Từng cấp độ ở trong tổ chức (cá nhân, phòng ban và công ty) nên có từ 3 – 5 mục tiêu.
  • Objective cần phải có một đích đến rõ ràng (Ví dụ: phát triển, mở rộng kinh doanh ra thị trường Thái Lan) thay vì để mập mờ (Ví dụ: hướng đến phát triển, mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế).
  • Objective sẽ thường được thiết lập vượt quá khả năng trong cấp độ đạt được, và phải tạo nên cảm giác khó khăn, thách thức. Ví dụ: Youtube cho rằng đạt được 80% mục tiêu đã có thể coi là một sự thành công; còn hoàn thành 100% mục tiêu thì sẽ được coi là hoàn thành xuất sắc trong công việc.

Đối với Key Result:

  • Key Result cần phải cụ thể, đo đếm được (Ví dụ: “Liên hệ với 15 nhà báo” thay vì “Phát triển quan hệ truyền thông với những nhà báo”)
  • Key Result sẽ tổng hợp những bước nhỏ để thực hiện, hoàn thành mục tiêu, vậy nên đạt được các kết quả then chốt sẽ có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.
  • Key Result cần phải miêu tả cụ thể cho sản phẩm đầu ra thay cho hành động đơn thuần (Ví dụ như: “Nộp bản báo cáo phễu chuyển đổi” thay vì “Phân tích hiệu suất phễu chuyển đổi”.
Objective cần phải có một đích đến rõ ràng
Objective cần phải có một đích đến rõ ràng

Triển khai OKR

Lộ trình triển khai OKR trong 4 tháng đầu có thể như sau:

  • Tháng thứ nhất: Brainstorm về mục tiêu chung của công ty. Xác định về hệ thống tổ chức quản lý OKR
  • Tháng thứ hai: Phổ biến với những trưởng bộ phận, phòng ban để phác thảo mục tiêu cho phòng ban bộ phận. Phổ biến Objective Key Result tới toàn công ty. Trưởng phòng ban, bộ phận làm việc với những thành viên để phác thảo mục tiêu của cá nhân.
  • Tháng thứ ba: Kết nối, phân tầng và trình bày về hệ thống OKR của công ty.
  • Tháng thứ tư: Theo dõi và quản lý OKR của từng cá nhân.
Kết nối, phân tầng và trình bày về hệ thống OKR của công ty
Kết nối, phân tầng và trình bày về hệ thống OKR của công ty

Một số câu hỏi thường hay gặp về OKR

Ngoài những câu hỏi như OKR là gì hay OKR là viết tắt của từ gì thì dưới đây là một số câu hỏi về OKR thường hay gặp phải:

Ai nên sở hữu OKR?

Mỗi OKR sẽ cần có 1 chủ sở hữu duy nhất:

  • Giám đốc sẽ là chủ sở hữu OKR của công ty.
  • Chủ sở hữu của OKR phòng ban, bộ phận là trưởng bộ phận, phòng ban.
  • Chủ sở hữu của OKR cá nhân phải là những cá nhân.

Nếu một dự án chung cần có sự phối hợp của nhiều nhóm, phòng ban thì sẽ cần có 1 người đứng ra để chịu trách nhiệm chính và sở hữu OKR của dự án. Sẽ không có chỗ cho thứ mang tên là “chịu trách nhiệm tập thể” khi thực thi OKR.

Chu kỳ của OKR nên kéo dài trong bao lâu? 

OKR được xây dựng và phát triển để tạo ra sự tập trung và liên kết trong tổ chức. Sự tập trung thể hiện trong việc nhân sự có thời gian rõ ràng để hoàn thành mục tiêu. Trong khi đó, sự liên kết đòi hỏi toàn bộ nhân viên thấy được họ đang làm việc để hướng đến mục tiêu chung của công ty. 

Hầu như không có yêu cầu đặc biệt nào trong việc thiết lập chu kỳ OKR. Hãy chú ý chọn thời gian phù hợp, đủ để các nhóm, phòng ban và cá nhân có đủ thời gian để hoàn thành được một cột mốc tốt. 

Ngoài ra, để tạo ra kim chỉ nam rõ ràng hơn cho việc hoàn thành mục tiêu thì nên thực hiện việc phân nhỏ mục tiêu OKR của năm thành các OKR quý. 

Chu kỳ OKR sẽ nằm trong khoảng từ 2 tuần đến 3 tháng đều ổn
Chu kỳ OKR sẽ nằm trong khoảng từ 2 tuần đến 3 tháng đều ổn

OKR cần được theo dõi và đánh giá với tần suất như nào?

Tối thiểu, OKR nên được theo dõi và đánh giá với tần suất 1 tuần 1 lần. Việc cập nhật OKR thường xuyên có thể được hỗ trợ bởi một hệ thống quản lý OKR (nếu có). 

Mỗi nhóm, phòng ban nên có một cuộc họp ngắn hàng tuần để chủ động cập nhật tiến trình của họ và xem xét có cần thực hiện bất kỳ hành động nào không. Nếu cảm thấy nhóm, phòng ban không đi đúng hướng thì cần phải báo lại lên cấp trên để họp điều chỉnh lại

Lưu ý khi áp dụng OKR

Dưới đây là một số lưu ý khi áp dụng OKR vào trong doanh nghiệp:

  • Thích ứng thay vì bắt chước: nên hiểu rằng OKR không phải là một công thức. Không có từng bước cố định phải tuân theo. Thay vào đó, OKR sẽ linh hoạt theo từng tổ chức, vậy nên hãy hiểu rõ và tùy chỉnh làm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình
  • Thực hiện OKR tăng dần thay vì tăng đột ngột: không nhất thiết phải áp dụng OKR ngay lập tức cho tổ chức với các mục tiêu khó khăn và lớn lao. Khi tổ chức đã quen dần với OKR, bạn có thể thực hiện đủ các yếu tố của OKR và đặt các mục tiêu lớn hơn.
  • Đào tạo nhân viên để sử dụng OKR: giải thích cho mọi người hiểu được lợi ích của OKR mang lại cho tổ chức như thế nào. Khi hiểu được “tại sao sử dụng OKR” thì việc thực hiện ​​OKR sẽ giúp tăng động lực và đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tổ chức
  • Tuân thủ quy tắc và kỷ luật OKR: Check in hàng tuần, Lập kế hoạch thực hiện OKR, Thực hiện việc đánh giá OKR vào giữa quý.
Thực hiện OKR tăng dần thay vì tăng đột ngột
Thực hiện OKR tăng dần thay vì tăng đột ngột

Trên đây, topviecquanly.vn vừa giải đáp cho bạn câu hỏi OKR là gì và OKR là viết tắt của từ gì. OKR sẽ giúp liên kết nội bộ tổ chức bằng sự liên kết mục tiêu của công ty cùng mục tiêu của các phòng ban và mục tiêu của các cá nhân tới những kết quả cụ thể. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm thì đừng quên truy cập TopCV.vn – website việc làm uy tín sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về việc làm. Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về OKR.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *