Chức năng và nhiệm vụ của người quản lý dự án là gì?

Chức năng và nhiệm vụ của người quản lý dự án là gì?

Chia sẻ kinh nghiệm

Người quản lý đóng vai trò then chốt và rất quan trọng trong các dự án của mình. Vậy, chức năng, nhiệm vụ của người quản lý dự án là gì? Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ngay nhiệm vụ của người quản lý dự án trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau đây.

Tổng quan về quản lý dự án

Trước khi đến với chức năng, nhiệm vụ của người quản lý như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về quản lý dự án là gì. Quản lý dự án (Project Manager) là người đóng vai trò chính, thực hiện lập chiến lược, lập kế hoạch, giám sát, kiểm soát dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Quản lý dự án sẽ thực hiện những công việc đảm bảo sự thành công của dự án
Quản lý dự án sẽ thực hiện những công việc đảm bảo sự thành công của dự án

Người quản lý dự án sẽ phản đảm bảo các thành viên được phân công công việc hiểu được kỳ vọng, mục tiêu của dự án. Bên cạnh đó, người quản lý dự án cũng cần phải cung cấp những vấn đề, nhiệm vụ và yêu cầu thành viên cần phải hoàn thành đúng thời hạn đó.

>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý – những phẩm chất không thể thiếu

Chức năng, nhiệm vụ của người quản lý dự án

Sau khi đã hiểu về khái niệm của người quản lý dự án là gì, hãy cùng tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của người quản lý dự án. Cụ thể như sau:

Chức năng của quản lý dự án

Người quản lý thường sẽ đảm nhiệm những chức năng cơ bản như sau:

Chức năng dự đoán

Thực hiện dự đoán, phán đoán một phần hoặc toàn bộ quá trình, hiện tượng có thể xảy ra trong tương lai về sự phát triển của dự án. Dự đoán sẽ bao gồm dự đoán rủi ro, thuận lợi, khó khăn cũng như những yếu tố bên trong/bên ngoài có thể tác động đến dự án.

Chức năng lên kế hoạch

Lên kế hoạch, định hướng cho dự án là chức năng cơ bản nhất của người quản lý. Họ sẽ cần thực hiện xây dựng mục tiêu, lên kế hoạch hành động, từng bước đi cụ thể cho dự án trong thời gian nhất định.

Chức năng tổ chức

Tổ chức chính việc liên kết, kết hợp những thành viên, bộ phận riêng lẻ thành hệ thống. Hệ thống này sẽ phối hợp, làm việc nhịp nhàng với nhau như một thể thống nhất. Trong đó, mỗi cá nhân, mỗi bộ phận đều sẽ đóng góp công sức cho sự thành công của dự án.

Chức năng khích lệ, động viên

Đây cũng là một chức năng của người quản lý. Với chức năng này, họ sẽ cần phải xác định những vấn đề sẽ là yếu tố thúc đẩy các thành viên trong dự án đóng góp, phát triển, đạt hiệu quả và mục tiêu chung của dự án. Những vấn đề này có thể bao gồm như xu hướng, nhu cầu, ước mơ, nguyện vọng,…

Chức năng điều chỉnh

Là những hoạt động được thực hiện để sửa chữa các sai lệch, sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án. Chức năng điều chỉnh sẽ đảm bảo duy trì được mối quan hệ bình thường của các thành viên, hoạt động của dự án được diễn ra theo đúng kế hoạch.

>>> Xem thêm: Bật mí quy trình quản lý dự án chuẩn nhất

Người quản lý cần thực hiện điều chỉnh những sai lệch kịp thời
Người quản lý cần thực hiện điều chỉnh những sai lệch kịp thời

Chức năng kiểm tra, đánh giá, hạch toán

Người làm quản lý sẽ cần phải đánh giá đúng đắn về kết quả của dự án, bao gồm chức năng đo lường sai số xảy ra trong quá trình dự án được thực hiện. Chức năng đánh giá, hạch toán sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý hoặc bộ phận liên quan về thông tin khi cần thiết.

Vai trò của người quản lý dự án

Bên cạnh chức năng, nhiệm vụ của người quản lý ở trên, họ cũng sẽ đóng những vai trò quan trọng trong dự án. Cụ thể, người quản lý sẽ có những vai trò như sau:

  • Tạo sự thống nhất về ý chí, tư tưởng của tổ chức, giữa người quản lý, người bị quản lý, giữa nhóm người bị quản lý với nhau.
  • Định hướng sự phát triển của dự án dựa vào mục tiêu chung, hướng mọi sự nỗ lực lên đối tượng mục tiêu đó.
  • Tổ chức, điều hòa, phối hợp, hướng dẫn cho các cá nhân, bộ phận của dự án, giảm độ bất định trong dự án.
  • Tạo động lực, tạo môi trường, điều kiện phát triển cho các cá nhân, bộ phận trong dự án.

Nhiệm vụ của người quản lý dự án

Bên cạnh những chức năng trên, nhiệm vụ của người quản lý dự án cũng là vấn đề bạn nên quan tâm. Cụ thể, người quản lý dự án sẽ có những nhiệm vụ như sau:

  • Hoạch định: Thực hiện xác định mục tiêu, đưa ra những quyết định cho các hoạt động, công việc cần làm của dự án, lên kế hoạch hành động.
  • Tổ chức: Thực hiện sử dụng những nguồn lực, tài nguyên, chi phí,… của dự án tối ưu nhất, từ đó thực hiện được các yêu cầu, mục tiêu của kế hoạch.
  • Bố trí nhân lực: Thực hiện phân công nhiệm vụ cho những thành viên, bộ phận khác trong dự án phù hợp và đúng đắn.
  • Lãnh đạo/động viên: Là người đưa ra những sự động viên, tạo động lực cho các thành viên, bộ phận trong dự án có thể tăng hiệu suất làm việc, hoạt động và đạt được mục tiêu chung của mình.
  • Kiểm soát/giám sát: Thực hiện kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình mà dự án diễn ra. Đưa ra những sự thay đổi phù hợp khi cần thiết.

>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý dự án miễn phí tốt nhất hiện nay

Nhiệm vụ của người quản lý sẽ đảm bảo dự án được hoàn thành đúng mục tiêu
Nhiệm vụ của người quản lý sẽ đảm bảo dự án được hoàn thành đúng mục tiêu

Trên đây là bài viết chia sẻ về chức năng, nhiệm vụ của người quản lý dự án mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về nhiệm vụ của người quản lý dự án như thế nào. Nếu bạn đang quan tâm đến các công việc quản lý, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn để có thể tiếp cận với những việc làm hấp dẫn hơn.

>>> Xem thêm: Quản lý rủi ro dự án | Lợi ích và hướng dẫn thực thi chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *