Vai trò của người Mentor trong sự phát triển hiện nay của nền kinh tế, xã hội đang ngày càng quan trọng hơn. Vậy, Mentor là gì? Công việc của họ sẽ bao gồm những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Topviecquanly.
Mentor là gì?
Mentor là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người cố vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cho những người khác tiến bộ, phát triển hơn trong một lĩnh vực đó. Trong khái niệm Mentor, bạn cũng cần quan tâm thêm về các khái niệm sau:
- Mentee: Người được cố vấn, giúp đỡ.
- Mentoring: Quá trình nuôi dưỡng sự phát triển, gắn kết của Mentor và Mentee bền vững và tăng trưởng hơn.
- Mentorship: Thuật ngữ chỉ mối quan hệ của Mentor – Mentee sau quá trình mentoring.
Tìm hiểu thêm: Deputy Manager Là Gì? Tìm Hiểu Công Việc Của Deputy Manager
Các hình thức Mentor là gì?
Các hình thức thường gặp của Mentor là gì? Hiện nay, có 3 hình thức Mentor phổ biến là:
Cố vấn nghề nghiệp (Career Mentors)
Người Mentor nghề nghiệp đóng vai trò hướng dẫn Mentee về mục tiêu nghề nghiệp, giúp họ vượt qua quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Do đó, với hình thức này, Mentor thường là người có thâm niên lâu năm. Ví dụ như có thể là người sếp của Mentee, quản lý cấp cao, người làm việc lâu năm trong lĩnh vực mà Mentee cần cố vấn.
Cố vấn ngang hàng (Peer Mentors)
Là hình thức cố vấn được thực hiện bởi những người đồng nghiệp, quản lý chuyên nghiệp dành cho nhân viên, nhân sự mới của tổ chức. Mục đích của hình thức này là giúp Mentee ổn định với công việc mới, tăng tốc quá trình học tập, làm việc nhanh hơn. Các cố vấn đồng đẳng tập trung vào việc giảng dạy các quy trình làm việc và kỹ năng công việc và cung cấp các tài nguyên cho việc làm.
Tìm hiểu thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Về Công Việc Của Một Nhà Quản Lý
Cố vấn cuộc sống (Life Mentors)
Những Life Mentor thường sẽ là người cố vấn sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ của chính họ để khuyến khích và hỗ trợ Mentee. Người cố vấn cuộc sống có thể là chuyên gia hoặc gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Họ có thể cung cấp cho Mentee sự hỗ trợ nghề nghiệp, hỗ trợ phát triển cá nhân hoặc cả hai.
Công việc của Mentor là gì?
Với vai trò là cố vấn, công việc của Mentor là gì? Tùy thuộc vào loại hình cố vấn, công việc của các Mentor có thể không giống nhau. Tuy vậy, nhìn chung họ sẽ thực hiện những vấn đề, nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng mối quan hệ giữa Mentor và Mentee cụ thể, chi tiết nhất để tạo tiền đề thành công cho trải nghiệm Mentoring sắp tới.
- Đưa ra những lời khuyến khích cho Mentee trong thời gian thử thách, những cố vấn trong công việc.
- Cung cấp cho Mentee những thông tin liên quan đến phát triển bản thân, phát triển nghề nghiệp.
- Chia sẻ cho Mentee những kinh nghiệm sống, kiến thức đúng đắn, phù hợp với mong muốn phát triển của họ.
- Thảo luận cùng với người được cố vấn về mục tiêu, nguyện vọng của họ, giúp họ có thể thiết lập được kế hoạch phù hợp với những mục tiêu đó.
- Đưa ra sự tư vấn về việc giúp Mentee co thể xác định được nguồn lực sẵn có của họ, cung cấp thêm các nguồn lực cần thiết.
- Hỗ trợ hành trình tiến tới sự tiến bộ, phát triển của người cố vấn trong suốt quá trình Mentoring.
Làm thế nào để trở thành Mentor thành công?
Làm sao để bạn có thể trở thành một nhà cố vấn trong tương lai? Dưới đây sẽ là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý nếu muốn phát triển, trở thành một Mentor:
Cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực muốn làm Mentor
Bạn không thể trở thành một người cố vấn hiệu quả nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà Mentee của bạn cần. Do đó, đây sẽ là yêu cầu đầu tiên mà bạn cần đạt được để trở thành nhà cố vấn.
Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe
Giao tiếp, lắng nghe phù hợp sẽ giúp bạn có thể hướng dẫn, định hướng tốt hơn cho Mentee của mình. Hãy hạn chế đưa cho Mentee quá nhiều mong muốn, ý kiến riêng của bạn vào kế hoạch của họ. Thay vào đó, hãy hỏi họ về những nguyện vọng cũng như kỳ vọng muốn đạt tới.
Khả năng đưa lời khuyên, phê bình
Trong quá trình thực hiện Mentoring, chắc chắn bạn sẽ cần phải đưa ra những lời phê bình, lời khuyên cho Mentee của mình. Do đó, hãy đưa ra chúng với tính chất xây dựng nhiều hơn là chỉ trích. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn là một cách tuyệt vời để gửi thông điệp mà bạn muốn mà không chỉ trích trực tiếp họ.
Có thể bạn quan tâm: Nhà quản trị cấp cao – Kỹ năng cần có của nhà quản trị cấp cao
Một số lưu ý khác cần biết
Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng cần lưu ý thêm:
- Biết cách đồng cảm với những quan điểm, cảm xúc của người được cố vấn từ bạn.
- Đừng quyết định bất cứ vấn đề gì thay cho Mentee, hãy để họ đưa ra quyết định dựa vào kỳ vọng cá nhân và những sự hướng dẫn, cố vấn từ bạn.
- Mentee của bạn có thể học được rất nhiều điều đơn giản bằng cách quan sát và học hỏi từ lời nói và hành động của bạn. Vì vậy, hãy trở thành hình mẫu hoặc tấm gương để họ noi theo trong quá trình Mentoring.
Trên đây là bài viết về Mentor là gì và cách trở thành Mentor. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc quản lý để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các việc làm tương tự, hãy truy cập ngay vào TopCV. Bạn có thể tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng có mức thu nhập hấp dẫn.
Tìm hiểu thêm: Cửa Hàng Trưởng Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Mới Và Chi Tiết Nhất