Nên hay không nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời?

Nên hay không nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời?

Chia sẻ kinh nghiệm

Với vai trò là một người lãnh đạo, chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi khi gặp những nhân viên không nghe lời. Vậy, nên hay không nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời? Cùng Topviecquanly giải đáp ngay nhé.

Nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời?

Khi gặp cấp dưới không nghe lời, bạn nên thực hiện những lưu ý như sau:

Luôn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Bĩnh tĩnh được xem là một trong những tố chất, kỹ năng lãnh đạo quản lý mà người làm sếp nên có. Trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng nên giữ được bình tĩnh để đưa ra được quyết định sáng suốt. Nếu nhân viên của bạn không nghe lời, hãy tìm cách giao tiếp khác có hiệu quả hơn với họ. Ví dụ như:

  • Giới thiệu cho họ một cuốn sách, các tài liệu để họ có thể đánh giá trực quan hơn.
  • Bạn đưa ra những hành động về quan điểm của mình để cấp dưới có thể nhìn theo, học tập và đưa ra quan điểm của mình.
  • Thay đổi phong cách giao tiếp phù hợp hơn với họ.
Bạn nên giữ thái độ bình tĩnh khi nhân viên cấp dưới không nghe lời
Bạn nên giữ thái độ bình tĩnh khi nhân viên cấp dưới không nghe lời

Xem xét lại hành vi của chính bạn

Đây cũng là một điều bạn cần biết khi tìm hiểu nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời, đặc biệt khi có nhiều hơn một cấp dưới phớt lờ những yêu cầu, chỉ thị của bạn. Bạn cần xem xét lại những hành vi của mình. Hãy đặt ra câu hỏi:

  • Bạn có đang lắng nghe những nguyện vọng, mong muốn của nhân viên không?
  • Bạn có đang hành động theo những gì bạn muốn và chỉ “ra lệnh” cho cấp dưới?
  • Nếu bạn đang gặp tình trạng nhân viên không lắng nghe bạn, hãy tìm hiểu lý do vì sao họ như vậy?
  • Bạn có thực sự quan tâm, đối xử với họ bằng sự tôn trọng cần có hay không?

Đưa rõ về lý do và tác động của vấn đề

Trước khi đưa ra bất kỳ yêu cầu, nhiệm vụ nào cho cấp dưới, hãy giải thích về lý do vì sao họ cần thực hiện chúng, tác động của chúng đến sự phát triển chung. Đây cũng là một trong những câu trả lời cho vấn đề nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời.

Nhân viên sẽ không lắng nghe, thậm chí không tiếp thu và có thái độ chống đối khi họ không hiểu về lý do, mục đích của những công việc, nhiệm vụ được yêu cầu. Hãy cố gắng giải thích cho họ về những mục tiêu, tầm quan trọng về nhiệm vụ mà họ đang thực hiện.

Tìm hiểu thêm: Vai trò và nhiệm vụ của quản lý trong doanh nghiệp

Hãy đề nghị nhân viên đóng góp ý kiến

Khi một nhân viên trong đội nhóm của bạn không nghe lời, phớt lờ bạn, hãy đưa ra những câu hỏi để thúc đẩy sự chú ý, tương tác của họ. Bạn có thể đặt những câu hỏi như:

  • Bạn có thể đưa ra một bản tóm tắt nhanh cách bạn sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu cho tháng/quý,… này hay không?
  • Theo bạn, để đạt được mục tiêu này, đội nhóm chúng ta sẽ mất bao lâu?
  • Bạn nghĩ mục tiêu này mang đến lợi ích gì cho bạn, đội nhóm và cho doanh nghiệp?
  • Chúng ta nên sử dụng phương pháp tiếp cận nào để phù hợp với việc giải quyết những mục tiêu này.

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì? Top 8 kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất

Hãy khuyến khích những nhân viên không nghe lời đưa ra ý kiến của họ
Hãy khuyến khích những nhân viên không nghe lời đưa ra ý kiến của họ

Khuyến khích họ đưa ra quyết định

Khi bạn gặp phải các thành viên trong nhóm không lắng nghe hoặc không tiếp thu những gì bạn đang nói, hãy cung cấp cho họ một số lựa chọn tiềm năng và yêu cầu họ quyết định lựa chọn ưa thích và giải thích lý do tại sao họ chọn lựa chọn đó. Để có thể đưa ra được quyết định phù hợp, cấp dưới của bạn sẽ cần phải tập trung suy nghĩ để có đáp án hợp lý. Điều này cũng giúp bạn xác định họ có đang lắng nghe bạn hay không.

Luôn thỏa thuận bằng văn bản

Bạn cần tổng hợp ngay những gì bạn đã trao đổi với cấp dưới không nghe lời bằng văn bản hoặc xác nhận qua Email. Bằng cách này, bạn có thể nhắc nhở những nhân viên không nghe lời hãy làm việc theo sự thỏa thuận, thể hiện tầm quan trọng của những thỏa thuận đó. Điều này cũng giúp cho nhân viên hiểu được sự quan trọng của họ trong công việc như thế nào.

Không nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời?

Vậy, không nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời? Dưới đây sẽ là một số lưu ý mà bạn nên tránh khi làm việc với những cấp dưới không nghe lời. Bao gồm:

  • Không giao tiếp thô lỗ: Nó được biểu hiện bằng những lời nói hằn học, chửi mắng nhân viên để thể hiện quyền lực của người lãnh đạo.
  • Xởi lởi quá mức với nhân viên của mình khiến họ cảm thấy bạn không phải là người lãnh đạo mà chỉ là đồng nghiệp với họ.
  • Thích đổ lỗi lên trách nhiệm của nhân viên.
  • Không quan tâm đến cảm xúc của họ mà thay vào đó chỉ nói quá nhiều về mục tiêu, điều bạn mong muốn.
  • Lợi dụng uy quyền để đưa ra những sự ép buộc với cấp dưới không nghe lời.

Tìm hiểu thêm: Bật mí chiến lược quản lý nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp

Không nên mắng chửi, dùng lời lẽ thô lỗ với những nhân viên không nghe lời
Không nên mắng chửi, dùng lời lẽ thô lỗ với những nhân viên không nghe lời

Hy vọng, với chia sẻ kinh nghiệm ở trên sẽ giúp bạn biết nên hay không nên làm gì khi cấp dưới không nghe lời.Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập thêm vào TopCV  để tiếp cận với nhiều tin tức và cơ hội việc làm thú vị, hấp dẫn liên quan đến các vị trí quản lý, lãnh đạo nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *