Khiêm tốn là một đặc điểm cần có của nhà lãnh đạo nếu muốn thành công hơn trên chặng đường sự nghiệp của mình. Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu cụ thể hơn về khiêm tốn là gì? Làm thế nào để thể hiện sự khiêm tốn trong lãnh đạo nhé.
Khiêm tốn là gì?
Theo định nghĩa từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, khiêm tốn được đặc trưng bởi khả năng ít tập trung vào bản thân, có khả năng cảm giác chính xác (không đánh giá quá cao hoặc quá thấp) về thành tích, giá trị của một người. Đồng thời, tính khiêm tốn cũng thể hiện ở việc từ thừa nhận hạn chế, lỗi sai, sự không hoàn hảo của bản thân. Hiểu đơn giản hơn, khiêm tốn chính là sự tự thừa nhận bản thân như chính con người bạn vốn có.
Đặc điểm của nhà lãnh đạo khiêm tốn là gì?
Sự khiêm tốn trong lãnh đạo thể hiện rõ ở việc họ biết đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Điều đó khiến họ trở thành người tự tin và biết lắng nghe hơn. Từ đó giúp gia tăng cơ hội để họ hợp tác, thúc đẩy và phát triển nhân viên tốt hơn. Dưới đây là một số đặc điểm khác mà bạn có nhận biết:
- Tự nhận thức hoặc khả năng có thể hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của chính mình từ quan điểm khách quan hơn.
- Cởi mở hoặc sẵn sàng khám phá và tiếp nhận những ý tưởng, suy nghĩ, kiến thức và hành vi mới dưới những cơ sở, bằng chứng xác thực.
- Khả năng có thể nhận định được đâu là ý kiến quan điểm chủ quan để có thể tiếp nhận và chọn lọc những quan điểm toàn diện hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: 5 cấp độ lãnh đạo mà bạn cần phải ghi nhớ để thành công
Lý do lãnh đạo cần khiêm tốn là gì?
Vậy, lý do lãnh đạo cần khiêm tốn là gì? Dưới đây là những lợi ích mà sự khiêm tốn sẽ mang lại cho nhà lãnh đạo khi họ rèn luyện được bản tính này. Cụ thể như sau:
Khả năng lắng nghe, truyền cảm hứng tốt hơn
Một số nghiên cứu được tổng hợp trên Forbes cho biết, những nhà lãnh đạo khiêm tốn sẽ có khả năng lắng nghe hiệu quả hơn. Nhờ sự lắng nghe hiệu quả, họ có thể truyền cảm hứng tốt hơn cho nhân viên, đội nhóm của mình.
Họ cũng có khả năng tập trung, kết nối với mọi người và kết nối nội bộ team được hiệu quả hơn.Lúc này, việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức cũng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Trong cuốn Good to Great của Jim Collins, ông cũng cho biết 2 đặc điểm chung của các CEO trong công ty có hiệu suất vượt trội là sự khiêm tốn và ý chí bất khuất.
Giúp tăng mức độ gắn kết nhân viên
Ở cấp độ quản lý, những đặc điểm liên quan đến khiêm tốn như khả năng phản hồi, tập trung tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng mức độ nhân viên hiệu quả hơn. Mức độ gắn kết nhân viên gắn liền với hiệu suất làm việc của họ. Khi mức độ gắn kết của nhân viên càng tốt, họ sẽ tạo ra năng suất làm việc hiệu quả hơn.
Thúc đẩy minh bạch, bình đẳng trong doanh nghiệp
Các nhà lãnh đạo khiêm tốn hiểu rằng họ không phải là người thông minh nhất trong tổ chức. Họ cần vận dụng tính khiêm tốn đó để khuyến khích mọi người lên tiếng, tôn trọng sự khác biệt về quan điểm và bảo vệ những ý tưởng tốt nhất.
Sự phản hồi và khuyến khích này được thực hiện ở bất kỳ cấp bậc nào. Bất kể ý tưởng đó bắt nguồn từ giám đốc điều hành cấp cao hay nhân viên dây chuyền sản xuất. Từ đó tạo nên sự minh bạch, bình đẳng và tạo cơ hội phát triển công bằng cho mọi nhân viên trong doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Nghệ thuật lãnh đạo là gì? 5 Yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo giỏi
Cách thể hiện nhà lãnh đạo khiêm tốn là gì?
Vậy, cách thể hiện nhà lãnh đạo khiêm tốn là gì? Dưới đây là những điều mà nhà lãnh đạo tương lai nên và không nên thực hiện:
Nhà lãnh đạo khiêm tốn nên làm gì?
Nhà lãnh đạo khiêm tốn nên thực hiện:
- Hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ nhân viên khi cần thiết.
- Thừa nhận khi phạm sai lầm.
- Lắng nghe, luôn cởi mở, khách quan với những quan điểm, ý tưởng và hiểu biết của người khác.
- Đối xử với đội nhóm chân thành và có sự tôn trọng nhất định.
- Cần biết việc học hỏi luôn là điều cần thiết và cần thực hành liên tục.
- Tìm cách công nhận và tán dương những thành tích và đóng góp của các thành viên trong nhóm họ.
- Đặt nhu cầu của thành viên trong đội nhóm lên hàng đầu. Tự chịu trách nhiệm khi có sự cố thuộc quyền hạn, nghĩa vụ của mình.
>>> Tìm hiểu hơn: Kỹ năng lãnh đạo quản lý – những phẩm chất không thể thiếu
Nhà lãnh đạo khiêm tốn không nên làm gì?
Nhà lãnh đạo khiêm tốn không nên thực hiện:
- Hành động như thể mình biết tất cả mọi vấn đề.
- Làm nhân viên xấu hổ khi họ phạm sai lầm.
- Áp dụng quan điểm của mình lên nhân viên hoặc người khác.
- Quản lý đội nhóm qua sự chuyên quyền, đe dọa, bạo lực.
- Cố nhận mọi công lao vào bản thân.
- Cố gắng đổi lỗi cho người khác, đặc biệt những nhân viên thuộc sự quản lý của mình.
- Ưu tiên lợi ích bản thân hơn các thành viên trong nhóm của họ.
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về sự khiêm tốn là gì, khiêm tốn ở người lãnh đạo là gì với bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm liên quan đến vị trí lãnh đạo, quản lý, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn . Nền tảng này sẽ giúp bạn kết nối được việc làm nhanh chóng hơn nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo và Big Data hàng đầu hiện nay.