Co-founder-la-gi

Co-Founder là gì? Founder và Co-Founder khác nhau như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm

Bên cạnh Founder, chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghe qua thuật ngữ Co-Founder liên quan đến Startup hay khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu tường tận về cụm từ này thực sự là như thế nào? Để giải đáp cho khái niệm Co-Founder là gì và có khác biệt nào không khi đặt lên bàn cân với Founder. Cùng topviecquanly.vn đọc kỹ bài viết sau để trả lời cho các thắc mắc này bạn nhé!

Co-Founder là gì?

Co-Founder là từ chuyên ngành được sử dụng để định danh cho người đồng sáng lập giữa hai hoặc một nhóm người nhằm thành lập doanh nghiệp hoặc công ty. Nói theo một cách khác, nếu trong công ty có từ hai hoặc nhiều người đứng ra làm chủ, thì nhóm người đó được xưng vị là Co-Founder. Còn trường hợp đề cập đến riêng lẻ từng cá nhân, thì mỗi người sẽ là Founder chung của công ty đó.

>>>Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý – Những Phẩm Chất Không Thể Thiếu

“Giải mã” về thuật ngữ Co-Founder là gì?
“Giải mã” về thuật ngữ Co-Founder là gì?

Sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder là gì?

Trên lý thuyết, Founder sẽ xây dựng ý tưởng và thành lập công ty. Trong khi Co-Founder được xem là người đồng sáng lập, họ sẽ hỗ trợ thêm cho ý tưởng cốt lõi và dùng năng lực bản thân để giúp sức cho Founder. Dưới đây là trách nhiệm của cả hai vị trí này, cụ thể:

Trách nhiệm của Founder

Theo đó, Founder sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình vận hành của công ty. Họ sẽ đưa ra các ý tưởng khả thi và phương pháp để biến ý tưởng đó thành sự thật.

Hơn nữa, Founder cũng đứng ra chọn sản phẩm/ dịch vụ nào có tiềm năng mà công ty nên thúc đẩy ra thị trường. Đặc biệt hơn, họ cũng đề xuất mô hình kinh doanh, đại diện kêu gọi vốn và đảm bảo công ty thu về lợi nhuận như mục tiêu ban đầu.

Trách nhiệm của Founder

Với vị trí Co-Founder, họ giống như là “cánh tay phải” của Founder giúp sắp xếp, tổ chức, đề xuất ý kiến nào tốt nhất. Bên cạnh đó, Co-Founder sẽ thể hiện hết năng lực và chuyên môn của bản thân nhằm đưa ra kế hoạch phát triển nào có lợi nhất cho công ty.

Không những thế, Co-Founder sẽ hỗ trợ cho công ty được vận hành và phát triển một cách thuận lợi. Điều này tức rằng họ giúp cho Founder phát triển thêm ý tưởng ban đầu một cách trọn vẹn nhất.

>>>Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý

Nếu đặt lên bàn cân so sánh thì sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder là gì?
Nếu đặt lên bàn cân so sánh thì sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder là gì?

Một số phẩm chất cần có của một người Co-Founder

Sau khi đã nắm được định nghĩa Co-Founder là gì, thì một số tố chất nào mà một người đồng sáng lập cần có? Khởi nghiệp là một con đường đầy chông gai và mạo hiểm, do vậy người Co-Founder cần phải chuẩn bị thật kỹ những phẩm chất không thể thiếu. Đó là:

Có những kỹ năng bổ trợ thêm cho người Founder

Co-Founder không phải là “bản sao” của Founder, mà là người có thể bổ sung vào những thiếu sót của cả hai để mỗi ngày một phát triển hơn. Nhiều chuyên gia kinh doanh cho rằng cả hai là mối quan hệ cộng sinh. Hay hiểu cách khác, Founder có trách nhiệm đưa ra ý tưởng kinh doanh, còn Co-Founder hoàn tất các nhiệm vụ như phân phối hay quảng bá sản phẩm/ dịch vụ. Nếu sự phối hợp nhịp nhàng này diễn ra suôn sẻ thì công ty càng ngày càng phát triển vượt bậc hơn.

Có chung mục tiêu và tầm nhìn

Rất khó để tìm ra được một “chiến hữu” chung lý tưởng kinh doanh thương trường. Tuy nhiên, người Co-Founder cần phải xác định hướng đi của mình có cùng chí hướng với Founder hay không. Bởi chỉ khi giống nhau về mục tiêu và tầm nhìn, thì sự hợp tác và phát triển doanh nghiệp sẽ bền vững hơn.

Có tinh thần chiến đấu bền bỉ

Ai cũng biết rằng “thương trường là chiến trường” và không thích hợp cho những trái tim yếu ớt. Vì thế, sở hữu năng lượng chiến đấu chính là tố chất quan trọng để con đường khởi nghiệp hướng đến sự thành công cao hơn. Vậy nên, người Co-Founder cần “nạp đầy” năng lượng về tinh thần và cả thể chất, để cùng bước đi với founder vượt qua mọi thử thách phía trước.

Có thái độ trung thành “trước sau như một”

Startup như là một “đứa con tinh thần” mà cả hai dành thời gian, công sức và tiền bạc đổ dồn vào. Do đó, cả người sáng lập và đồng sáng lập cần phải trao đổi rõ ngay từ ban đầu, đặc biệt là khả năng đi đường dài như thế nào. Với một lòng trung thành từ hai phía, chắc chắn sự tiến xa trong sự nghiệp và thành công trong tương lai sẽ cao hơn.

>>>Xem thêm: Trưởng Nhóm Kinh Doanh Là Gì? 5 Kỹ Năng Quyết Định Sự Thành Công Của Bạn

Tổng hợp các tố chất mà một Co-Founder cần trang bị thật kỹ.
Tổng hợp các tố chất mà một Co-Founder cần trang bị thật kỹ.

Những kinh nghiệm khởi nghiệp dành cho các Co-Founder tương lai

Khi đã xác định đi chung đường dài với Founder, vậy việc trước tiên cần làm rõ từ phía các Co-Founder là gì? Cụ thể, người đồng sáng lập cần đề về quyền lợi, phân chia cổ phần, nghĩa vụ và trách nhiệm. Bởi đây là những yếu tố quan trọng trước khi chuẩn bị thành lập Startup.

  • Thứ nhất, 10% cổ phần là con số tối thiểu mà một Co-Founder xứng đáng được nhận;
  • Thứ hai, tối đa chỉ nên có 4 người Co-Founder cho một công ty khởi nghiệp;
  • Thứ ba, mỗi một người Co-Founder nên được đảm nhận quyền trong vòng tối thiểu 4 năm;
  • Thứ tư, Founder và Co-Founder nên có kỹ năng “bù trừ” với nhau nhằm tạo nên một doanh nghiệp hoạt động tốt;
  • Thứ năm, tất cả ban lãnh đạo nên có chung quan điểm và ý tưởng kinh doanh, điều này tránh xung đột và tranh cãi trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.

Như vậy, thuật ngữ Co-founder là gì đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết cùng những thông tin hữu ích mà bạn không thể bỏ qua. Đừng quên đón đọc thêm chuỗi bài về kinh doanh và công việc được cập nhật hàng tuần trên website của chúng tôi bạn nhé!

>>Xem thêm: Trưởng Phòng Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Thu Nhập

Hình ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *