Quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Điểm khác biệt giữa quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau. Mặc dù vậy, chúng đều có những chức năng và mục đích khác nhau rõ ràng. Tham khảo bài viết thuộc danh mục Chia sẻ kinh nghiệm để tìm hiểu về điểm khác biệt này nhé.

Quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng hay Supply Chain Management là sự kết hợp giữa sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa những thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả những nhu cầu của thị trường.

Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp giữa những yếu tố trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả nhu cầu của thị trường
Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp giữa những yếu tố trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu quả nhu cầu của thị trường

>>> Xem thêm: Nhân viên cung ứng là gì? Mức lương bao nhiêu là hợp lý?

Quản lý Logistics là gì?

Logistics dựa trên từ gốc Latin – Logic (mang nghĩa là hợp lý). Logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng, công việc của quản lý Logistics bao gồm hoạch định, thực hiện và kiểm soát việc vận chuyển, dự trữ hiệu quả hàng hóa hoặc dịch vụ cũng như các thông tin liên quan từ nơi xuất phát tới nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Quản lý Logistics là một phần trong công việc của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý Logistics là một phần trong công việc của quản lý chuỗi cung ứng

Điểm khác biệt giữa Quản lý Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Từ hai khái niệm trên về quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, dưới đây là những điểm khác biệt giữa chúng:

Về quy mô

Quy mô của Logistics:

  • Logistics là các hoạt động xảy ra trong ranh giới của một công ty vừa hoặc nhỏ.
  • Logistics truyền thống sẽ chỉ tập trung chú ý vào những hoạt động bao gồm thu mua, phân phối, bảo trì và quản lý tồn kho.

Quy mô của chuỗi cung ứng (Supply Chain Management):

  • Chuỗi cung ứng là một mạng lưới nhiều công ty cùng làm việc và hợp tác nhằm phân phối sản phẩm đến thị trường.
  • Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm Logistics truyền thống mà còn có cả những hoạt động khác như tiếp thị, phát triển các sản phẩm mới, tài chính, và dịch vụ khách hàng.

>>> Xem thêm: Bí quyết quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm Logistics truyền thống mà còn có cả những hoạt động khác
Quản lý chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm Logistics truyền thống mà còn có cả những hoạt động khác

Về mục tiêu

Mục tiêu của Logistics:

  • Logistics mong muốn đạt được là giảm chi phí và tăng được chất lượng dịch vụ.

Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management):

  • Quản lý chuỗi cung ứng lại hướng tới mục tiêu giảm được chi phí toàn thể dựa trên sự tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, từ đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.

>>> Xem thêm: Quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt nhất hiện nay

Về công việc

Công việc của quản lý Logistics:

  • Quản lý Logistics sẽ quản lý những hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận và dịch vụ khách hàng,…

Công việc của quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management): 

  • Công việc của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả quản lý Logistics và quản lý nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của những đối tác, khách hàng…
Logistics bao gồm những hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận và dịch vụ khách hàng,…
Logistics bao gồm những hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận và dịch vụ khách hàng,…

Tổng kết

Tổng hợp các điểm khác nhau cơ bản của quản lý Logistics và quản lý chuỗi cung ứng :

 Quản lý LogisticsQuản lý chuỗi cung ứng
Thời gian ra đờiKhái niệm Logistics đã ra đời từ rất sớmChuỗi cung ứng hay Supply Chain là một khái niệm mới ra đời
Phạm viHầu như quản lý ở bên trong doanh nghiệpQuản lý cả ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp liên quanChỉ 1 doanh nghiệpNhiều doanh nghiệp liên quan
Mục tiêuGiảm chi phí và tăng chất lượng của dịch vụ và sự hài lòng của khách hàngGiảm chi phí toàn bộ dựa trên sự tăng khả năng cộng tác và phối hợp nhằm tăng ưu thế cạnh tranh
Về tầm ảnh hưởngNgắn và trung hạnDài hạn
Về công việc cụ thểQuản lý hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo đơn hàng, giao nhận, và dịch vụ khách hàng…Tất cả hoạt động của quản lý Logistics bao gồm quản lý nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác với đối tác và khách hàng…

Trên đây, Topviecquanly.vn vừa cùng bạn đi tìm hiểu về điểm khác biệt giữa quản lý chuỗi cung ứng và quản lý Logistic. Mặc dù hai khái niệm này có liên quan mật thiết với nhau, nhưng mỗi hoạt động đều có những chức năng và mục đích khác nhau rõ ràng, bao gồm quy mô, mục tiêu và công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển về việc làm Logistics uy tín thì có thể truy cập ngay TopCV.vn – website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để tuyển dụng nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *