Hướng dẫn chi tiết 5 bước quản trị mục tiêu theo quy trình MBO

Hướng dẫn chi tiết 5 bước quản trị mục tiêu theo quy trình MBO

Chia sẻ kinh nghiệm

MBO – phương pháp quản trị theo mục tiêu đang được nhiều tổ chức và cá nhân lựa chọn cho dự án của mình. Vậy, quy trình MBO được triển khai như thế nào? Hãy cùng Topviecquanly tìm hiểu ngay 6 bước triển khai của quy trình MBO nhé.

Quy trình MBO là gì? Mục đích của MBO

MBO – Management by Objectives hay quản lý theo mục tiêu, là thuật ngữ sử dụng để chỉ phương pháp, cách tiếp cận hoặc một chiến lược để nâng cao hiệu suất của tổ chức, đội nhóm nào đó. Trong đó, quá trình này sẽ xác định mục tiêu của tổ chức và truyền đạt mục tiêu đó cho các thành viên trong đội nhóm, cũng như ý định đạt được mục tiêu đó. 

quy-trinh-mbo-topcv-1-1
MBO là chiến lược quản lý tổ chức, dự án hoặc cá nhân theo mục tiêu

Mục đích khi triển khai quy trình MBO như sau:

  • Đảm bảo nhân viên có thể nhận được thông tin rõ ràng về vai trò, trách nhiệm của họ trong tổ chức hoặc đội nhóm. Hiểu được những nhiệm vụ họ thực hiện có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức.
  • Giúp nhân viên hiểu rõ được những mong đợi mà tổ chức kỳ vọng ở họ.
  • Giúp doanh nghiệp phá vỡ được tình trạng silo nơi công sở tạo ra sự minh bạch giữa các tổ chức.

Tìm hiểu thêm: Chi tiết về MBO là gì và có những ưu – nhược điểm nào khi sử dụng?

5 bước quản trị mục tiêu theo quy trình MBO

Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, tổ chức hoặc đội nhóm, quản trị mục tiêu theo quy trình MBO sẽ được triển khai qua các bước khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế. Tuy vậy, nếu bạn chưa biết triển khai quy trình MBO như thế nào, hãy tham khảo 5 bước cơ bản sau đây:

Bước 1 – Xác định mục tiêu của tổ chức

Mục tiêu của tổ chức là yếu tố quan trọng cần xác định đầu tiên khi triển khai MBO. Các mục tiêu đúng sẽ cung cấp định hướng và hướng dẫn đúng cho tổ chức đó. Tùy thuộc vào mỗi tổ chức sẽ có những mục tiêu khác nhau. Tuy vậy, hầu hết các tổ chức sẽ tập trung vào những mục tiêu như sau:

  • Mục tiêu chiến lược: Là các mục tiêu được thiết lập bởi ban lãnh đạo cao nhất của tổ chức, được thực hiện bằng cách tập trung vào những vấn đề chung rộng lớn của doanh nghiệp. Thường sẽ là mục tiêu dài hạn và từ mục tiêu này sẽ triển khai những mục tiêu nhỏ hơn.
  • Mục tiêu chiến thuật: Là mục tiêu dành cho các quản lý cấp trung và do họ tự đặt ra. Những mục tiêu này tập trung các hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu chiến lược.
  • Mục tiêu hoạt động: Được thiết lập cho các nhà quản lý cấp thấp hơn. Mục tiêu này giúp giải quyết những vấn đề ngắn hạn có liên quan đến mục tiêu chiến lược.
quy-trinh-mbo-topcv-2
Trong tổ chức sẽ có nhiều cấp độ mục tiêu khác nhau

Bước 2 – Xác định mục tiêu của nhân viên

sau khi đã xác định được mục tiêu chung cho từng tổ chức, cần phải xác định mục tiêu cho từng nhân viên. Người quản lý cần đảm bảo nhân viên của mình được thông báo đầy đủ về mục tiêu chung, chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo rằng nhân viên sẽ nắm rõ được cơ sở kế hoạch để triển khai mục tiêu đó.

Từ những mục tiêu chung, nhân viên sẽ đặt ra các mục tiêu riêng cho cá nhân. Sau đó, nhân viên cần làm việc lại với đội nhóm và người quản lý để đánh giá sơ bộ về mục tiêu đó. Nếu mục tiêu nhân viên phù hợp với mục tiêu chung sẽ bắt đầu triển khai quá trình quản lý.

Bước 3 – Giám sát hiệu suất và tiến độ

Quá trình MBO sẽ giúp các nhà quản lý trực tiếp trong các tổ chức kinh doanh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp theo dõi hiệu suất và tiến độ của nhân viên. Với bước theo dõi hiệu suất và tiến độ này, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Xác định các chương trình không hiệu quả bằng cách so sánh hiệu suất với các mục tiêu được thiết lập trước.
  • Sử dụng phương pháp lập ngân sách dựa trên con số 0.
  • Áp dụng khái niệm MBO đúng đắn để đo lường cá nhân và kế hoạch hiệu quả.
  • Chuẩn bị tốt cho các mục tiêu, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
  • Thiết kế cơ cấu tổ chức rõ ràng và hợp lý, có trách nhiệm cũng như quyền quyết định phù hợp.

Bước 4 – Đánh giá hiệu suất và phản hồi

Sau quá trình giám sát, tổ chức cần đánh giá hiệu suất quá trình thực hiện MBO. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu suất mà bạn có thể áp dụng. Sau quá trình đánh giá cần đưa ra phản hồi để xác định kết quả, điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục là gì.

Bước 5 – Đánh giá thành tích quản trị

Cuối cùng, mỗi chu kỳ thực hiện quản trị mục tiêu theo MBO cần ghi nhận thành tích của từng thành viên. Nên công nhận, khen thưởng kịp thời nếu có thành tích tốt. Điều này sẽ giúp bạn khuyến khích và động viên tinh thần của nhân viên. Từ đó giúp quá trình thực hiện MBO ở các chu kỳ tiếp theo được hiệu quả hơn.

quy-trinh-mbo-topcv-3
Cần có chương trình khen thưởng sau mỗi kỳ thực hiện MBO

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về cách triển khai quản trị mục tiêu theo quy trình MBO mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho dự án, tổ chức của mình. Bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị liên quan đến quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp nhé.

Tìm hiểu thêm: Top 5 phương pháp quản trị hiện đại mà bạn nên biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *