Ngành quản lý kinh tế là gì? Bí quyết tìm việc làm quản lý kinh tế

Ngành quản lý kinh tế là gì? Bí quyết tìm việc làm quản lý kinh tế

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý kinh tế là một trong những ngành học khá phát triển trong những năm gần đây. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu về ngành quản lý kinh tế là gì? Cơ hội việc làm và bí quyết tìm việc của ngành này qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Ngành quản lý kinh tế là gì?

Để hiểu ngành quản lý kinh tế là gì, bạn cần hiểu về quản lý kinh tế là gì. Quản lý kinh tế là quá trình phân tích, lựa chọn, thành lập các hệ thống, quy tắc, cơ chế, phương pháp, cơ cấu của tổ chức quản lý.

Tìm hiểu về ngành quản lý kinh tế là gì?
Tìm hiểu về ngành quản lý kinh tế là gì?

Đơn giản hơn, bạn cũng có thể hiểu rằng, quản lý kinh tế là ngành chỉ mối quan hệ của chủ thể và đối tượng quản lý trong quy trình tiến hành hoạt động kinh tế. Trong đó:

  • Chủ thể quản lý: Các cá nhân, tổ chức quản lý cấp trên như đội ngũ quản lý cấp cao, giám đốc điều hành, quản lý dự án,…
  • Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): Là những cá nhân, tổ chức cấp dưới, như tập thể công nhân viên, người lao động.

>>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và phương pháp tối ưu nhất

Cơ hội việc làm ngành quản lý kinh tế là gì?

Vậy, những cơ hội việc làm ngành quản lý kinh tế là gì? Với khối lượng kiến thức tổng quát về kinh tế, quản lý kinh tế, bạn có thể làm những công việc sau đây:

  • Có cơ hội làm việc với vai trò là một nhân sự kinh tế trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo kinh tế.
  • Nhân viên phụ trách tài chính, kinh tế trong những tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
  • Cán bộ, công chức, nhân viên phụ trách các hoạt động liên quan đến dự báo, hoạch định, phân tích, kiểm soát, giám sát hoạt động kinh tế. Hoặc các vị trí đóng vai trò tham mưu, cố vấn về chính sách kinh tế.
  • Chuyên viên tổ chức kinh doanh, quản lý kinh doanh, bán hàng, điều hành, giám sát các hoạt động kinh tế tại tổ chức.
  • Các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kinh doanh như Marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh,…
  • Làm cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh tại các trường đại học, cao đẳng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Bí quyết tìm việc làm quản lý kinh tế

Bí quyết tìm việc ngành quản lý kinh tế là gì? Nếu bạn đang theo học chuyên ngành này và sắp ra trường, hãy tham khảo một số bí quyết, cách tìm việc làm sau đây:

Tận dụng tối đa các mối quan hệ

Với những bạn sinh viên mới ra trường, hãy cố gắng tận dụng tối đa những mối quan hệ của mình. Bạn có thể nhờ người thân, bạn bè giới thiệu những công việc phù hợp.

Hãy nhờ người thân, bạn bè giới thiệu công việc phù hợp với bạn
Hãy nhờ người thân, bạn bè giới thiệu công việc phù hợp với bạn

Tuy vậy, bạn chỉ nên nhận những công việc mà năng lực của bạn có thể đảm nhiệm được. Điều này sẽ tránh bạn không bị đồng nghiệp xem thường, làm việc không hiệu quả dẫn đến ảnh hưởng uy tín của người thân.

Tìm kiếm việc làm trên website tuyển dụng

Với sự phát triển của internet hiện nay, tìm kiếm việc làm trên các website tuyển dụng đã không còn xa lạ. Tuy vậy, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chỉ nên tìm kiếm việc làm trên các website uy tín, có chế độ kiểm duyệt nhà tuyển dụng nghiêm ngặt. Ví dụ như TopCV.vn, Viecngay, Topviecquanly,…
  • Đọc kỹ các yêu cầu công việc, mô tả vị trí làm việc, tìm hiểu đầy đủ thông tin về doanh nghiệp để xác định mức độ phù hợp trước khi ứng tuyển.
  • Tạo hồ sơ/CV xin việc phù hợp. Lưu ý phải trung thực trong các thông tin, không nên sử dụng thông tin quá phóng đại.

Đa dạng hóa kênh tìm việc của mình

Bên cạnh website, bạn cũng nên đa dạng hóa kênh tìm việc của mình. Ví dụ như những kênh tìm việc sau:

  • Các group tuyển dụng dành riêng cho sinh viên mới ra trường, ngành quản lý kinh tế, vị trí mà bạn muốn làm việc. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được những group này trên các Social Media như Facebook.
  • LinkedIn: Với một số ngành đặc thù khác, bạn có thể tận dụng mạng xã hội việc làm LinkedIn để tiếp cận được với nhà tuyển dụng.
  • Liên hệ trực tiếp cho doanh nghiệp: Nếu bạn đang mong muốn làm việc trực tiếp cho một doanh nghiệp, công ty nào đó, bạn có thể liên hệ ngay cho bộ phận nhân sự của họ để tìm kiếm cơ hội việc làm.
  • Nộp hồ sơ tại các trung tâm giới thiệu việc làm: Tuy là một hình thức môi giới việc làm truyền thống, nhưng bạn vẫn có thể tận dụng kênh tìm việc làm này.

Chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng

Sau khi trải qua quá trình tìm kiếm việc làm, bạn sẽ nhận được các cơ hội phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn online, qua điện thoại. Do đó, bạn nên luôn chuẩn bị sẵn sàng các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mà mình có để vượt qua được những buổi phỏng vấn này.

>>> Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý Là Gì? Các Kỹ Năng Cần Có

Bạn nên chuẩn bị kỹ kiến thức trước buổi phỏng vấn xin việc quản lý kinh tế
Bạn nên chuẩn bị kỹ kiến thức trước buổi phỏng vấn xin việc quản lý kinh tế

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp rõ hơn về ngành quản lý kinh tế là gì, bí quyết xin việc như thế nào.  Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc quản lý để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang tìm kiếm các việc làm liên quan, hãy truy cập ngay vào TopCV.vn. Đây hiện đang là website tuyển dụng hàng đầu với nhiều cơ hội việc làm có thu nhập rất hấp dẫn để bạn tham khảo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *