Công việc của quản lý nhà hàng

Khám phá công việc của quản lý nhà hàng là như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm

Một trong những vị trí khá quan trọng của nhà hàng chính là quản lý nhà hàng. Họ có vai trò tương đương với một giám đốc điều hành, vận hành trong doanh nghiệp. Vậy, công việc của quản lý nhà hàng hiện nay là gì? Bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngay sau đây của Topviecquanly.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Quản lý nhà hàng là gì?

Để có thể biết được công việc của quản lý nhà hàng, bạn cần hiểu về khái niệm quản lý nhà hàng là gì. Hiểu đơn giản, quản lý nhà hàng chính là những người thực hiện nắm bắt, quản trị, quản lý, chỉ đạo các bộ phận, nhân sự thuộc nhà hàng. Họ sẽ là người có quyền hành và đứng đầu về những công việc diễn ra hàng ngày.

Hiện nay, đây là một trong những vị trí thu hút được nhiều bạn trẻ. Bởi môi trường làm việc, cơ hội làm việc khá đa dạng và có thể làm ở những lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, với mức lương khởi điểm trung bình từ 10.000.000 – 19.000.000 đồng/tháng cũng là một trong những điểm đang thu hút các bạn trẻ ngày nay.

>>> Xem thêm: Một số phần mềm quản lý nhà hàng bạn nên biết

Quản lý nhà hàng đang là vị trí được nhiều bạn trẻ hướng tới
Quản lý nhà hàng đang là vị trí được nhiều bạn trẻ hướng tới

Công việc của quản lý nhà hàng như thế nào?

Tương tự với những nhà quản lý khác, công việc của quản lý nhà hàng cũng sẽ xoay quanh vấn đề đảm bảo hiệu quả công việc, quản lý nhân sự,… Cụ thể, công việc của một quản lý nhà hàng sẽ bao gồm:

Xây dựng hệ thống quản lý

Đây là một trong những công việc của một quản lý nhà hàng cần thực hiện. Với công việc này, họ cần thực hiện những nhiệm vụ như:

  • Xây dựng nội quy, quy định của nhà hàng.
  • Xây dựng các bản mô tả công việc của từng vị trí.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác để xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng đồ ăn, thức uống, vệ sinh, quy trình phục vụ,…
  • Tổ chức thực hiện những quy định, quy trình, nội quy được xây dựng ở trên.
  • Giám sát toàn bộ hoạt động, quy trình làm việc của nhà hàng.

Điều hành hoạt động kinh doanh

Bên cạnh xây dựng hệ thống, điều hành hoạt động kinh doanh cũng là một công việc của quản lý nhà hàng. Đây được xem là công việc quan trọng nhất ở vị trí này. Công việc này sẽ bao gồm những nhiệm vụ như:

  • Phối hợp cùng các bộ phận khác để xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà hàng theo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm).
  • Đóng vai trò đại diện cho nhà hàng để làm việc, giải quyết các công việc có liên quan đến pháp lý.
  • Triển khai, giám sát hệ thống nhận diện của thương hiệu, nhà hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để xây dựng kế hoạch Marketing, truyền thông, quảng bá cho doanh nghiệp.
  • Giám sát quá trình thực hiện các kế hoạch nói trên.
  • Đại diện cho nhà hàng để ký kết các hợp đồng, tiếp đón khách hàng, xử lý các vấn đề phát sinh của khách hàng.
  • Tổ chức thu thập các phản hồi, đánh giá của khách hàng, từ đó đưa ra những chính sách thay đổi phù hợp.
  • Gặp gỡ, thăm hỏi trực tiếp với nhóm khách VIP của nhà hàng, thu thập những thông tin liên quan đến chất lượng của nhà hàng từ nhóm khách này.

>>> Xem thêm: Những bí quyết quản lý nhà hàng hiệu quả

Điều hành hoạt động kinh doanh là một nhà quản lý nhà hàng
Điều hành hoạt động kinh doanh là một nhà quản lý nhà hàng

Quản lý tài chính nhà hàng

Đóng vai trò như một giám đốc vận hành, quản lý nhà hàng cũng sẽ cần thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động quản lý hành chính. Bao gồm như:

  • Tổ chức định kỳ về kế hoạch tài chính, đảm bảo được mục tiêu về doanh số, tối đa hóa lợi nhuận.
  • Đại điện nhà hàng ký kết những hợp đồng liên quan đến cung ứng của các nhà cung cấp nguyên – vật liệu cho nhà hàng.
  • Báo cáo các con số liên quan đến thu – chi của nhà hàng, theo dõi và giám sát về kết quả đó.
  • Thống kê, lập các báo cáo tài chính theo định kỳ và trình lên cho ban lãnh đạo, ban giám đốc của nhà hàng.

Quản lý nhân sự – con người

Quản lý nhân sự, con người cũng là một trong những công việc của quản lý nhà hàng cần thực hiện. Với công việc này, quản lý nhà hàng sẽ cần thực hiện:

  • Xây dựng, quản lý bộ máy nhân sự của nhà hàng.
  • Xây dựng các chính sách nhân sự, phạt, thưởng,
  • Tham gia phỏng vấn, đàm phán lương, tuyển dụng cho nhà hàng.
  • Hướng dẫn cho nhân viên mới, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên cũ.
  • Đứng ra hòa giải, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa các nhân viên với nhau.

>>> Xem thêm: Quản lý cửa hàng là gì? Mô tả công việc quản lý cửa hàng chi tiết và đầy đủ nhất

Các công việc khác cần thực hiện

Bên cạnh những công việc chính ở trên, quản lý nhà hàng cũng sẽ có những công việc khác cần thực hiện. Ví dụ như:

  • Quản lý các vấn đề liên quan đến tài sản, hàng hóa của nhà hàng: Ví dụ như thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo định mức tồn kho, điều chỉnh sử dụng hàng hóa, tài sản,…
  • Kiểm tra về công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc định kỳ trong nhà hàng. Chịu trách nhiệm đổi mới, bổ sung máy móc, thiết bị nếu cần thiết.
  • Phối hợp với bộ phận bếp để lên các thực đơn trong nhà hàng để đáp ứng được nhu cầu của thực khách.
  • Đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn, an ninh của nhà hàng.
  • Theo dõi hoạt động kinh doanh, đề xuất các phương án giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Lập các báo cáo, làm các công việc khác theo chỉ thị từ ban lãnh đạo, giám đốc nhà hàng.
Công việc cụ thể của quản lý nhà hàng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố
Công việc cụ thể của quản lý nhà hàng sẽ phụ thuộc nhiều yếu tố

Hy vọng nội dung mô tả chi tiết công việc của quản lý nhà hàng ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí này. Công việc của một quản lý nhà hàng tuy có nhiều áp lực về thời gian, công việc, tinh thần,… nhưng thu nhập của vị trí này khá hấp dẫn. Do đó, đây vẫn là một vị trí mà nhiều bạn trẻ đang làm việc trong lĩnh vực này hướng tới.

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *