Senior developer là vị trí có mức thu nhập khá tốt, do đó trong những năm gần đây được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Senior developer là gì, những nhiệm vụ mà Senior developer cần phải làm, lộ trình thăng tiến,… Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây, Topviecquanly.vn sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc trên, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Senior developer là gì?
Để trả lời câu hỏi Senior Developer là gì, trước hết chúng ta cùng đi bóc tách từng thuật ngữ. Senior là thuật ngữ dùng để chỉ một cá nhân sở hữu nhiều kinh nghiệm, bao gồm cả kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Mà những kinh nghiệm này được tích lũy thông qua quá trình làm việc với nhiều vị trí từ Intern, Fresher, Junior,…
Senior Developer dùng để chỉ các lập trình viên cao cấp. Họ là những người nắm rõ quy trình thực hiện, các khâu có liên quan. Tất cả những giai đoạn trong công việc đều được họ xử lý và vận hành một cách trơn tru. Không chỉ vậy, họ còn có khả năng kết nối, trao đổi để tìm ra các mong muốn mới của khách hàng.
Điểm nổi bật của Senior so với các vị trí khác nằm chủ yếu ở nền tảng tư duy, năng lực nhận biết về cách thức và quy trình thực hiện, giải quyết các nhiệm vụ. Đồng thời, Senior developer vẫn không ngừng tự hoàn thiện và trau dồi bản thân mình lên một mức cao hơn (có thể là Senior Manager). Đây chính là động lực thúc đẩy họ luôn thử sức, rèn luyện mỗi ngày để có những trải nghiệm mới phục vụ cho công việc.
>>> Xem thêm: Trưởng phòng IT là gì? Lộ trình thăng tiến lên trưởng phòng IT
Công việc của Senior developer
Ngoài câu hỏi Senior developer là gì, các nhiệm vụ mà Senior developer cần thực hiện cũng được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số công việc chính mà Senior developer cần triển khai trong quá trình làm việc:
- Xác định và phân tích các yêu cầu của khách hàng
- Ưu tiên, phân công và thực hiện các công việc trong suốt vòng đời phát triển phần mềm.
- Triển khai viết mã được thiết kế tốt, nhanh chóng, hiệu quả
- Kiểm tra lại nhằm phát hiện lỗi và có biện há xử lý kịp thời
- Thiết kế kiến trúc các cơ sở dữ liệu.
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thử nghiệm với nhóm nội bộ trước khi hát hành.
- Đảm bảo tính bảo mật và thường xuyên cập nhật của phần mềm
- Đưa ra những giải pháp phần mềm mới
- Lập báo cáo trình cấp trên về toàn bộ quá trình xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan
Lộ trình thăng tiến Senior developer
Senior developer là vị trí cấp cao, do đó những người mới bước chân vào nghề cần trải qua một quá trình dài nỗ lực mới có thể đạt tới được. Dưới đây là những chặng đường mà bất kì một Senior developer nào cũng sẽ phải trải qua:
Fresher
Fresher là thuật ngữ được dùng để chỉ những sinh viên mới ra trường. Đây là những “lính mới”, hầu như chưa có kinh nghiệm. Thứ họ có duy nhất lúc này là kiến thức được trang bị trên giảng đường cùng với sự nhiệt huyết, năng động của người trẻ.
Junior Developer
Với số năm kinh nghiệm ít ỏi, Junior developer sẽ bắt đầu đi sâu hơn vào việc phân tích lập trình ứng dụng dựa vào thực tế. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, họ vẫn cần gia tăng các hiểu biết về cơ sở dữ liệu, lưu trữ và xuất dữ liệu, nắm bắt các chức năng của phần mềm.
>>> Xem thêm: Full stack developer là gì? Làm sao để trở thành một full stack developer
Senior Developer
Với vị trí Senior developer, bạn hoàn toàn có thể xử lý các vấn đề, trở thành người chịu trách nhiệm đảm nhận các dự án lớn. Đồng thời quản lý, áp dụng, thực hiện và giải quyết nhiệm vụ phức tạp nhất, các tình huống phát sinh để nâng cấp bản thân. Để trở thành một Senior Developer giỏi, bạn cần thật sự am hiểu sâu sắc về cơ sở dữ liệu và các dịch vụ ứng dụng,…
Tech lead
Để đạt được vị trí này, bạn cần nỗ lực rất nhiều. Khi trở thành tech lead bạn sẽ là người lãnh đạo một đội nhóm, đưa ra các quyết định quan trọng về cách thức thực hiện của một hoặc nhiều dự án. Lúc này, không chỉ đảm nhiệm vai trò quản trị dự án mà bạn còn phải quản trị con người, hướng dẫn những người đồng đội đi theo con đường đúng đắn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quản lý cấp trung
Ở giai đoạn quan trọng này, có thể nói bạn đang đến gần với đỉnh cao sự nghiệp. Do đó, các yêu cầu và tiêu chuẩn mà công việc đưa ra sẽ cao hơn rất nhiều. Bạn sẽ có vai trò lớn trong việc đưa ra quy định về chuẩn chất lượng/đầu ra mà một sản phẩm nào đó thông qua quá trình dài nghiên cứu, phân tích.
>>> xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Khám phá vai trò của quản lý cấp trung
Quản lý cấp cao
Bạn không chỉ còn là một chuyên gia về lập trình, một người hiểu sâu rộng về công nghệ, mà quan trọng hơn bạn còn là người truyền cảm hứng; tạo động lực, vạch ra những kế hoạch mới, dẫn dắt các leader đi theo một tầm nhìn, sứ mệnh chung. Những chiến lược thực tế, sáng tạo sẽ giúp mang về nhiều thành tựu cho tổ chức. Ngược lại, những kế hoạch thiếu tính thực tế, tính liên kết kém sẽ tác động xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
>>> Xem thêm: Quản lý cấp cao là gì? Làm sao để trở thành quản lý cao cấp
Thu nhập của Senior developer
Mức lương của Senior developer có sự chênh lệch nhỏ, phụ thuộc vào trình độ và số năm kinh nghiệm mà mỗi người. Bên cạnh đó, ở mỗi công ty có quy mô khác nhau cũng có những chế độ ưu đãi khác nhau cho vị trí Senior developer. Thông thường thu nhập của vị trí này sẽ giao động trong khoảng từ 15 – 30 triệu. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn là người thật sự có năng lực, mức lương sẽ cao hơn rất nhiều.
Nhu cầu tuyển dụng Senior developer hiện nay
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu tuyển dụng Senior developer nói riêng khá nở rộ. Nguồn nhân lực có chất lượng cho vị trí này vẫn thiếu khá nhiều. Do đó, nếu bạn đang mong muốn gia nhập đội ngũ Senior developer, bạn hãy tập trung học tập, trau dồi, nghiên cứu ngay từ hôm nay.
Trên đây là những thông tin về Senior developer là gì cùng những công việc mà Senior developer cần phải làm, hy vọng đã mang đến những kiến thức thực sự hữu ích cho bạn. Để đạt được vị trí này, chắc chắn bạn cần không ngừng học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm mới mỗi ngày