Khi nhắc tới vị trí director nhiều người thường nghĩ tới các vị tiên như Sales Director, General Director mà bỏ qua vị trí Senior Director. Vậy Senior Director là gì và có vai trò như thế nào trong bộ máy vận hành của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về vị trí này trong bài viết dưới đây.
Khái niệm Senior Director là gì?
Trước khi tìm hiểu Senior Director nghĩa là gì, bạn cần hiểu khái niệm Director là gì. Director là từ dùng để chỉ chức vụ giám đốc, người đứng đầu các bộ phận, phòng ban. Thông thường bạn sẽ gặp một số chức danh có chứa từ ngữ này như Financial Director (Giám đốc tài chính), Sale Director (Giám đốc kinh doanh),…
Còn về khái niệm Senior Director là gì, đây là từ được hợp thành từ hai chữ Senior – người già dặn kinh nghiệm và Director. Như vậy Senior Director dùng để ám chỉ những người có nhiều năm cống hiến và được quản lý một bộ phận nhân viên nhất định trong công ty.
Công việc chính của Senior Director có thể kể tới như sau:
- Đóng góp ý kiến để xây dựng chính sách hoạt động nhằm nâng tầm thương hiệu.
- Lên ý tưởng, kế hoạch thực hiện các công việc, mục tiêu mà cấp trên đã giao cho.
- Định hướng công việc chung cho đội ngũ nhân viên mình phụ trách cũng như cho từng nhân viên trong bộ phận.
- Đưa ra quyết định, chiến lược truyền đạt tư tưởng, kiến thức và đào tạo, hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm giúp nhân viên hoàn thành tốt các công việc đã được giao.
>>>Xem thêm: Lương Lập Trình Viên Theo Vị Trí Và Cấp Bậc Bạn Nên Biết
Yêu cầu cần thiết để trở thành Senior Director là gì?
Từ mô tả công việc Senior Director là gì trên, có thể thấy vai trò và nhiệm vụ của vị trí này cực quan trọng. Các công ty khi tuyển dụng Senior Director đều đặt ra những yêu cầu nhất định. Vậy tiêu chí để tuyển dụng Senior Director là gì?
Dưới đây là những kỹ năng làm việc bạn cần sở hữu nếu muốn hoàn thành tốt công việc của một Senior Director:
Khả năng lãnh đạo
Đây là kỹ năng quan trọng hàng đầu của bất cứ và quản lý nào. Senior Director kiểm tra trọng trách cách quản lý một đội ngũ nhân sự trong công ty. Chính vì vậy nếu không có khả năng lãnh đạo, bạn không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được ban lãnh đạo giao cho.
Có thể nói, Senior Director là ngọn hải đăng, là mục tiêu đề các nhân viên khác học tập và noi theo. Tuy nhiên khả năng lãnh đạo không phải tự nhiên mà có được. Vì vậy, bạn cần rèn luyện kỹ năng này ngay trong quá trình là một nhân viên bình thường.
Khả năng làm việc teamwork
Kỹ năng làm việc nhóm là yếu tố không thể thiếu dù bạn làm việc dưới tư cách một nhân viên thông thường hay người quản lý. Để công việc diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần biết cách phối hợp hành động chung với các nhân viên khác trong nhóm.
Tuy nhiên với tư cách là Senior Director, vai trò của bạn sẽ khác biệt đôi chút trong quá trình làm việc nhóm. Cụ thể Senior Director sẽ là người dẫn dắt và gắn kết các thành viên trong nhóm. Đồng thời khi đảm nhiệm vị trí này, bạn cũng cần sẵn sàng hỗ trợ cho nhân viên bất cứ lúc nào họ cần. Chỉ khi xây dựng được đội ngũ đồng đều, gắn kết thì mới có thể nhanh chóng đạt đến mục tiêu chung đã đề ra.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Khi bạn đã đạt tới vị trí Senior Director thì kỹ năng giao tiếp đã trở thành một loại vũ khí không thể thiếu trong quá trình làm việc. Vậy vai trò của kỹ năng giao tiếp với Senior Director là gì?
Ở vị trí này, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ nhân viên, lãnh đạo cho tới các đối tác, khách hàng quan trọng. Vì vậy bạn cần có khả năng trò chuyện khéo léo để làm hài lòng khách hàng cũng như khiến nhân viên tin phục và thực hiện theo những chỉ thị đã đề ra.
>>>Xem thêm: Nghề Lập Trình Viên Có Vất Vả Không? Lương Lập Trình Viên Là Bao Nhiêu?
Một số chức danh xoay quanh Director
Ngoài vị trí Senior Director, một số vị trí khác liên quan tới chức vụ Director có thể kể đến như sau:
General Director
Hay còn gọi là giám đốc điều hành, tổng giám đốc của công ty. Đây là vị trí quản lý quản lý cấp cao và có vai trò quyết định trong các hoạt động của doanh nghiệp. General Director không chỉ điều hành các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp mà còn định hướng đường lối phát triển trong tương lai. Đây cũng là người sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp.
Sales Director
Hay còn gọi là giám đốc kinh doanh. Sale Director sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của bộ phận kinh doanh. Tương tự như tổng giám đốc, giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của đội ngũ nhân viên kinh doanh dưới quyền. Đồng thời vị trí này cũng phải lên kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh để mang lại lợi nhuận tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Personnel Director
Hay còn gọi là giám đốc nhân sự. Personnel Director chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của phòng nhân sự trong doanh nghiệp. Khác với các vị trí giám đốc khác, giám đốc nhân sự sẽ đảm nhiệm lên kế hoạch nhân sự cho toàn bộ phòng ban trong công ty. Ngoài ra, giám đốc nhân sự cũng là người xây dựng nên văn hóa nội bộ công ty để kết nối nhân viên lại với nhau.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí Senior Director cũng như những yêu cầu cần có để có thể ngồi lên vị trí này. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có cái nhìn cụ thể hơn về công việc của Senior Director là gì trong một doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi các bài viết sau, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm những thông tin về các vị trí Director khác mà bạn có thể quan tâm.
Hình ảnh: Sưu tầm