Giám đốc marketing là gì

Giám Đốc Marketing Là Gì? Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Vị Trí Này

Chia sẻ kinh nghiệm

Giám đốc Marketing là một trong những công việc thú vị và có mức lương cao nhất trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Vậy giám đốc Marketing là gì? Công việc hàng ngày của giám đốc Marketing là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì bài viết chi tiết “Giám đốc marketing là gì? Vai trò, nhiệm vụ của vị trí này” ngay sau đây topviecquanly.vn sẽ giải đáp giúp bạn.

Giám đốc Marketing là gì?

Giám đốc Marketing có tên tiếng Anh là Chief Marketing Officer, viết tắt là CMO. Đây là người đứng đầu bộ phận Marketing của công ty, là chuyên gia tiếp thị chịu trách nhiệm tổng thể về hoạt động marketing của một doanh nghiệp, phụ trách giám sát và chỉ đạo các chiến lược tiếp thị nhằm củng cố thương hiệu trên thị trường. Họ cũng là người dẫn dắt nhân viên marketing đạt được các mục tiêu kinh doanh mong muốn.

Có thể nói, Giám đốc Marketing là vị trí thuộc hàng giám đốc cấp cao tại các doanh nghiệp hiện nay, chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện toàn bộ các chương trình, nội dung, kế hoạch liên quan đến Marketing của doanh nghiệp.

Giám đốc Marketing sẽ phụ trách các lĩnh vực như truyền thông Marketing, quản lý thương hiệu, quan hệ công chúng, quản lý các kênh phân phối và dịch vụ liên quan đến khách hàng…

Tìm hiểu về giám đốc Marketing là gì?
Tìm hiểu về giám đốc Marketing là gì?

Công việc, nhiệm vụ của Giám đốc Marketing là gì?

Giám đốc Marketing là một vị trí cấp cao trong các doanh nghiệp, họ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ thể hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của giám đốc Marketing như sau:

Quản lý nhân sự, hoạt động của nhân viên

Đây là vai trò đầu tiên nếu bạn đang thắc mắc về nhiệm vụ của giám đốc Marketing là gì. Nhiệm vụ này bao gồm những công việc như sau:

  • Quản lý và giám sát các hoạt động của nhân viên trong bộ phận Marketing và nhân viên liên quan đến hoạt động marketing. 
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo nhân viên của mình đang làm việc tốt và hướng tới mục tiêu chung là khẳng định tên tuổi, vị thể của doanh nghiệp trên thị trường ngày nay.
  • Phê duyệt các chiến lược marketing của từng nhân viên hoặc của một đội nhóm, sau đó chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát việc triển khai, tiến độ thực hiện các chiến lược. 
  • Kiểm tra và đưa ra đánh giá xem việc thực hiện các chiến lược marketing đã đi đúng định hướng và tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Xác định được mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp, đây là một nền văn hóa làm việc của bộ phận marketing.

Văn hóa này sẽ giúp môi trường làm việc của cả bộ phận trở nên năng động và thuận lợi, từ đó giúp tạo điều kiện tăng hiệu quả và năng suất làm việc, phát huy được năng lực bản thân, luôn tạo ra được những chiến lược marketing mới mẻ và hấp dẫn hơn. Đồng thời, giúp bồi dưỡng và đào tạo nên các thế hệ giám đốc Marketing tiếp theo nếu cần thiết.

Liên kết, hợp tác với các bộ phận khác

Bộ phận Marketing sẽ cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong doanh nghiệp liên kết cùng làm việc, nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về nhu cầu và xu hướng của khách hàng hiện nay và tương lai. Điều này sẽ giúp định hướng cho hoạt động marketing cũng như xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.

Qua đó, giám đốc Marketing sẽ giúp bộ phận của mình đưa ra kế hoạch truyền thông phù hợp, đúng mục đích, thúc đẩy việc kinh doanh được tốt hơn, thông qua đó cũng giúp bộ phận kinh doanh có được kế hoạch phù hợp để phát triển và tạo được kết quả tốt nhất.

Giám đốc Marketing cũng kết hợp với bộ phận phân tích để đánh giá kết quả, hiệu quả của các chiến lược Marketing mà họ đưa ra. Dựa vào kết quả đánh giá sẽ đưa ra các giải pháp cải thiện các vấn đề phát sinh của chiến dịch Marketing.

Có thể thấy rằng, giám đốc Marketing là sợi dây liên kết chỉ đạo thực hiện các hoạt động marketing, hợp tác với các bộ phận khác để có được hiệu quả làm việc tốt nhất.

Giám đốc Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết với phòng ban khác
Giám đốc Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết với phòng ban khác

Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp với mục tiêu chung

Việc xây dựng và đưa ra các chiến lược marketing được xem là công việc bắt buộc tối thiểu của giám đốc Marketing. Dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp, họ sẽ xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp và xuyên suốt quá trình thực hiện dự án đó.

Qua đó, giám đốc Marketing sẽ phân công công việc cho nhân viên của bộ phận mình, đồng thời kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện chiến dịch của các nhân viên.

Nói chung, giám đốc Marketing sẽ là người đóng vai trò khởi xướng các chiến dịch và xây dựng kế hoạch marketing tổng thể, yêu cầu các nhân viên phải xây dựng cách để thúc đẩy và thực hiện những mục tiêu phát triển đó.

Xây dựng, quản trị và duy trì thương hiệu của doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp, việc hoạt động kinh doanh có tích cực hay không sẽ phụ thuộc khs lớn vào thương hiệu, khi thương hiệu uy tín sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng và sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Khi giám đốc Marketing là người hiểu biết sâu rộng về sản phẩm của doanh nghiệp, họ sẽ xây dựng được sự khác biệt thương hiệu doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh, thông qua sự sáng tạo và hiểu biết của mình. Học cũng sẽ biết vận dụng và sử dụng hợp lý các kế hoạch marketing, để có thể nâng cao vị thế sản phẩm, thương hiệu cũng như giúp đạt doanh thu tốt nhất.

Trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có thể nói giám đốc Marketing là người có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển hình ảnh cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Phân tích, đánh giá thị trường và khách hàng

Quá trình đánh giá, phân tích thị trường và tâm lý khách hàng là công việc bắt buộc đối với giám đốc Marketing, bởi vì qua đó họ có thể nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và xu hướng vận động của thị trường. Từ đó, việc xây dựng kế hoạch và chiến lược Marketing sẽ trở nên dễ dàng và phù hợp hơn, khả năng tạo được sự ảnh hưởng tốt hơn.

Đồng thời, giám đốc Marketing cũng có thể đưa ra những giải pháp, cách khắc phục kịp thời các vấn đề phát sinh để chiến lược marketing mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thực hiện công việc kết nối giữa các mối quan hệ

Thông qua việc tạo dựng các mối quan hệ, giám đốc marketing sẽ phát triển các kênh phân phối sản phẩm của mình hiệu quả hơn. Việc xây dựng hình ảnh thông qua người nổi tiếng hoặc  những người có sức ảnh hưởng…sẽ làm sức hút của sản phẩm trở nên tốt hơn và có sức ảnh hưởng đến khách hàng hơn. Từ đó, giám đốc Marketing cũng sẽ xây dựng được một mạng lưới đối tác tiềm năng cho doanh nghiệp và việc xúc tiến sản phẩm trở nên thuận lợi hơn.

Giám đốc Marketing cũng cần thực hiện kết nối các mối quan hệ cần thiết
Giám đốc Marketing cũng cần thực hiện kết nối các mối quan hệ cần thiết

Tạm kết

Trên đây là tổng hợp đầy đủ thông tin về khái niệm, vai trò chính của giám đốc Marketing hiện nay trong doanh nghiệp. Mong rằng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn vị trí giám đốc Marketing là gì, vai trò, nhiệm vụ của giám đốc Marketing trong doanh nghiệp hiện nay.

>>>Xem thêm: Quản Lý Cấp Cao Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Quản Lý Cao Cấp

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *