Mỗi hoạt động của doanh nghiệp đi kèm với các chỉ số đo lường khác nhau. Việc hiểu rõ về các chỉ số đánh giá này giúp ban lãnh đạo xác định được định hướng phát triển cho công ty. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, topviecquanly.vn sẽ tổng hợp cho bạn các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chi tiết, dễ hiểu nhé!
Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp được đánh giá qua các yếu tố như việc sử dụng nguồn lực, các năng lực tài chính, thiết bị vận hành, v.v.. Nhờ vào việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhà quản trị sẽ biết được những khó khăn, bất lợi và có cách khắc phục, giải quyết vấn đề của doanh nghiệp.
Có 4 nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp
Có rất nhiều khách hàng khi lựa chọn thương hiệu hay doanh nghiệp đều nhìn vào quy mô, tên tuổi của doanh nghiệp đó trên thị trường. Một doanh nghiệp có quy mô lớn thường sẽ được khách hàng tín nhiệm hơn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô lớn thường sẽ dễ thu hút nhân tài, được nhiều ứng viên quan tâm và tin tưởng, chưa kể còn sở hữu nhiều hệ thống quản trị chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, v.v.. Các doanh nghiệp này luôn tối ưu hóa thời gian làm việc mà vẫn đảm bảo đạt được các mục tiêu về sản phẩm, dịch vụ đã đề ra.
Khả năng tài chính
Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là cao hay thấp. Trong khả năng tài chính sẽ bao gồm các phần như khả năng chi trả nợ ngắn hạn, khả năng chi trả nợ dài hạn, các khoản vay, khả năng xoay vòng vốn, v.v..Để doanh nghiệp hoạt động lâu dài và hiệu quả, nhà quản lý cần quản lý chặt chẽ dòng tiền và khả năng tài chính của công ty.
Áp dụng công nghệ vào quá trình sale
Ở thời đại 4.0 với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo như hiện nay thì việc sở hữu các trang thiết bị hiện đại trong quá trình vận hành doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 và có các trang thiết bị tiên tiến sẽ có hiệu quả kinh doanh cao hơn so với doanh nghiệp truyền thống. Với nguồn lực như nhau, doanh nghiệp hiện đại sẽ đạt chỉ tiêu cao hơn hoặc hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hơn.
Lý do là bởi những phần mềm quản lý bán hàng hiện nay cho phép doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng nhanh chóng, tối ưu quá trình thanh toán, mang đến hiệu quả cao.
Tuy nhiên, những trang thiết bị hiện đại hay công nghệ tiên tiến luôn đòi hỏi khoản vốn đầu tư rất lớn, đôi khi vượt quá năng lực của doanh nghiệp. Vì thế, các công ty có thể tự nghiên cứu những phương án thay thế, phù hợp với điều kiện của mình.
Các nhân tố vĩ mô khác
Bên cạnh 3 nhân tố kể trên thì còn một số yếu tố khác có tính vĩ mô như kinh tế – chính trị, lạm phát, tăng trưởng GDP, tỷ giá, chính sách luật pháp, tiền tệ,… Những nhân tố này tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng cũng tác động một cách gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
Tổng hợp các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trong phần này, chúng tôi sẽ gửi tới bạn tổng hợp các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh và tính tăng trưởng của doanh nghiệp.
Hiệu suất làm việc của nhân sự
Nhân tố đầu tiên trong bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu suất làm việc của các nhân viên, đặc biệt là nhân viên kinh doanh – những người làm việc hằng ngày trực tiếp với khách hàng, đem lại doanh thu cho công ty.
Do đó, hiệu suất làm việc của nhân viên kinh doanh cao cũng chính là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lớn. Nhờ việc đo lường hiệu suất và kết quả làm việc của bộ phận kinh doanh, ban quản trị của doanh nghiệp có thể đánh giá được khối lượng và hiệu quả công việc nhân viên đang xử lý, qua đó xem xét được việc kinh doanh của công ty có đang hiệu quả hay không.
Để có thể đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên, nhiều doanh nghiệp sử dụng các giải pháp công nghệ, phần mềm quản trị công việc, báo cáo công việc được xây dựng dựa trên khung năng lực ASK đảm bảo tính khách quan và hệ thống.
>>> Đọc thêm: Quy trình phối hợp giữa các phòng ban gia tăng hiệu suất cao
>>> Đọc thêm: Quy trình đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên chuẩn chỉnh
Số lượng khách hàng mới
Số lượng khách hàng mới cũng được xem là một trong các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc duy trì lượng khách hàng cũ để đảm bảo lợi nhuận không giảm sút thì doanh nghiệp cũng cần chiến lược Marketing để thu hút được khách hàng mới, tiếp cận nhiều người hơn.
Doanh nghiệp có thể dựa vào dữ liệu khách hàng cũ để biết được số lượng khách hàng mới theo tuần/tháng/năm. Những người dùng không nằm trong danh sách khách hàng cũ, chưa có thông tin lưu trữ chính là khách hàng mới mà đơn vị đã tiếp cận được.
Doanh nghiệp có thể kiểm soát tệp khách hàng cũ để biết số lượng khách hàng mới trung bình theo từng tuần/tháng/quý/năm. Số lượng người dùng không nằm trong danh sách khách hàng cũ là lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp đã tiếp cận được.
>>> Đọc thêm: TOP 3 phần mềm quản lý quan hệ khách hàng phổ biến nhất hiện nay
Mức độ hài lòng của khách hàng
Ngoài việc chú tâm vào việc mở rộng tệp khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới thì nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng về thương hiệu cũng là điều cực kỳ quan trọng. Đây chắc chắn cũng là một trong những chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà bất cứ nhà quản trị nào cũng muốn hướng tới.
Thực tế, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài và cạnh tranh được trên thị trường thì phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng và khiến họ hài lòng. Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ quyết định sự thành bại của một thương hiệu.
Vì thế, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình tệp khách hàng thân thiết đi kèm với việc tìm kiếm khách hàng mới, tỷ lệ lý tưởng là 80/20. 80% doanh thu cho công ty đến từ khách hàng cũ, không tốn kém quá nhiều chi phí. 20% còn lại sẽ là con số từ việc khai thác được những khách hàng mới.
>>> Đọc thêm: Cẩm nang xây dựng mối quan hệ khách hàng trong kinh doanh
Chỉ số thanh toán nhanh
Trong các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ số thanh toán hiện hành chính là thông tin đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng cách chia tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn cho toàn bộ các khoản nợ phải chi trả dưới 1 năm.
Cách tính:
Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn ÷ Nợ ngắn hạn |
- Nếu kết quả <1 ta hiểu là doanh nghiệp thiếu tiền mặt
- Nếu kết quả >2 thì doanh nghiệp có tính an toàn cao, chưa tối ưu được cơ cấu vốn
- Từ 1.4 đến 1.5 là con số an toàn, lý tưởng
Chỉ số nợ
Chỉ số nợ thể hiện được khả năng dùng nguồn vốn tự có của công ty để chi trả cho các khoản nợ của doanh nghiệp. Chỉ số này cần càng nhỏ càng tốt, lý tưởng nhất là <1.
Cách tính:
Chỉ số nợ = Tổng nợ ÷ Tổng vốn tự có |
Khả năng trả lãi vay
Chỉ số về khả năng trả lãi vay đánh giá được khả năng doanh nghiệp có thể tạo ra đủ thu nhập để chi trả lãi vay hay không. Lãi vay này là khoản chi phí công ty bắt buộc phải trang trải được nếu không muốn có nguy cơ phá sản.
Cách tính:
Chỉ số khả năng trả lãi vay = Lợi nhuận thuần trước thuế và lãi vay ÷ Chi phí trả lãi vay |
>>> Có thể bạn quan tâm: Mô hình 5M là gì? Quản lý doanh nghiệp hiệu quả với mô hình 5M
Khả năng quay vòng vốn
Chỉ số về khả năng quay vòng vốn đánh giá được khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp để tạo doanh thu và chi trả các khoản phí. Chỉ số này giúp công ty nhận định được với số vốn bỏ ra thì mang về được bao nhiêu doanh thu. Chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp càng cao.
Cách tính:
Chỉ số khả năng quay vòng vốn = Tổng doanh thu ÷ Tổng nguồn vốn |
Hiệu suất sinh lợi
Có 2 chỉ số về hiệu suất sinh lợi đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó là:
- ROA (Return On Assets): Hiệu suất sinh lợi trên tài sản => Phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản.
- ROE (Return On Equity): Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu => Phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
- ROS (Return On Sales): Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu => Phản ánh khả năng sinh lợi từ một đồng doanh thu.
Trong đó từng chỉ số này có cách tính riêng như sau:
ROA = Lợi nhuận thuần trước thuế ÷ Tổng tài sản x 100 |
ROE = Lợi nhuận thuần trước thuế ÷ Vốn chủ sở hữu x 100 |
ROS = Lợi nhuận thuần trước thuế ÷ Doanh thu x 100 |
Kết luận
Bài viết trên đây của Topviecquanly đã cung cấp cho bạn những hiểu biết về các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chi tiết. Bên cạnh đó, nếu bạn cũng đang quan tâm về vị trí quản lý tại công ty, hãy truy cập vào TopCV.vn ngay hôm nay để ứng tuyển vào kho việc làm khổng lồ của chúng tôi nhé!