Mô hình quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và định hướng tăng trưởng, thành công của doanh nghiệp. Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ngay 5 mô hình quản lý phổ biến trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau đây nhé.
Vì sao chọn mô hình quản lý doanh nghiệp lại quan trọng?
Mô hình quản lý là một phương pháp, khái niệm, lý thuyết được sử dụng để phân tích những cách tiếp cận khác nhau đối với sự thay đổi trong tổ chức. Một mô hình quản lý có thể xác định cụ thể các mục tiêu, giá trị và văn hóa của công ty. Nó cũng giúp cho doanh nghiệp quyết định được nên phân bổ nguồn lực như thế nào, lựa chọn phương hướng ra sao, cách để tạo động lực cho các nhân viên của doanh nghiệp.
Mô hình quản lý đóng vai trò quan trọng bởi chúng giúp cho doanh nghiệp xác định được các yếu tố như:
- Văn hóa, cấu trúc, hoạt động của một tổ chức đang như thế nào.
- Mô hình càng rõ ràng, doanh nghiệp có thể xác định chính xác các mục tiêu của mình cụ thể hơn.
- Giúp doanh nghiệp xác định được đâu là điểm tạo ra động lực cho nhân viên, tổ chức để hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra trước đó.
- Tạo ra được mô hình quản lý kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.
>>> Xem thêm: Top 6 kỹ năng cần phải có của nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
5 mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Vậy, hiện nay có những mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến nào? Dưới đây sẽ là 5 mô hình mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình:
Mô hình quản lý McKinsey 7-S
Mô hình này được phát triển bởi các chuyên gia từ McKinsey & Company. McKinsey 7-S nhấn mạnh vào nguồn lực chính là chìa khóa mang lại hiệu suất cao và tăng trưởng cho tổ chức. Bên cạnh đó, McKinsey 7-S cũng tập trung vào những tính liên kết có trong mô hình.
McKinsey 7-S sẽ bao gồm 2 nhóm yếu tố quyết định cứng và yếu tố hỗ trợ mềm. Trong đó, 3 yếu tố quyết định cứng gồm Strategy – chiến lược, Structure – cấu trúc, Systems – hệ thống. Trong khi đó, 4 yếu tố hỗ trợ mềm bao gồm Shared values – giá trị được chia sẻ, Style – phong cách, Staff – nhân viên và Skills Kỹ năng.
Mô hình 8 bước thay đổi – Kotter
Mô hình 8 bước thay đổi do Kotter thiết kế với mục đích giúp nhà quản trị có thể thực hiện thành công quá trình thay đổi tổ chức. John P.Kotter là một giáo viên nổi tiếng tại trường đại học Harvard danh giá. Đối với mô hình này, Kotter cung cấp đến nhà quản lý 8 bước cơ bản để thay đổi doanh nghiệp như sau:
Mô hình quản lý của Lewin
Tương tự với mô hình được thiết kế của Kotter, mô hình quản lý doanh nghiệp được thực hiện bởi Kurt Lewin cũng được sử dụng để giúp quản lý, tạo ra sự thay đổi cho doanh nghiệp. Mô hình này sẽ gồm 3 bước chính như sau:
- Bước 1 – phá vỡ sự đông cứng: Giúp doanh nghiệp nhận thức được tình hình hiện tại, điều gì đang cản trở sự phát triển, các điều cũ cần loại bỏ và phát triển mới.
- Bước 2 – thay đổi: Doanh nghiệp bắt đầu tìm hiểu về những quy trình, hành vi và huấn luyện cách suy nghĩ mới để tạo ra sự thay đổi.
- Bước 3 – tái đông cứng: Doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp để sự thay đổi được diễn ra liên tục và không biến mất.
>>> Xem thêm: Vai trò và nhiệm vụ của quản lý trong doanh nghiệp như thế nào?
Mô hình quản lý của Satir
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo sự thay đổi của Virginia Satir được phát triển để những thành viên tham gia vào mô hình được trải nghiệm, phản ứng với sự thay đổi hiệu quả hơn. Mô hình này gồm năm giai đoạn chính. Bao gồm:
- Giai đoạn 1: Nhận thức được hiện trạng cũ và bắt đầu tạo ra sự thay đổi của dự án.
- Giai đoạn 2: Xuất hiện kháng cự trong tổ chức về những thay đổi. Ví dụ như thời gian làm việc của mọi người bị giảm sút, hiệu suất làm việc giảm.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu xuất hiện sự không thoải mái, phong độ làm việc của các thành viên giảm xuống mức thấp nhất. Hoặc một số thành viên có khả năng thích ứng cao hơn sẽ cảm thấy phấn khích hơn.
- Giai đoạn 4: Sự tích hợp và thực hành thay đổi. Thành viên bắt đầu có những thời gian thử thay đổi, sai và thử lại để cải thiện hiệu suất làm việc.
- Giai đoạn 5: Hiện trạng mới được phát triển và hoàn thành sự thay đổi.
Mô hình quản lý thay đổi ADKAR
ADKAR là một mô hình quản lý thay đổi trong tổ chức được phát triển từ những năm 90. Mô hình này được ra đời dựa vào quá trình phân tích hàng trăm tổ chức thành công, không thành công trong những năm qua. Mô hình này cũng bao gồm 5 giai đoạn chính: Nhận thức, mong muốn, kiến thức, khả năng, tăng cường.
>>> Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện, hiệu quả
Trên đây là 5 mô hình quản lý doanh nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm này sẽ hữu ích và giúp bạn lựa chọn được mô hình phù hợp. Bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác về chủ đề việc làm, tìm kiếm, mở rộng và quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp nhé.