Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nhân viên, tỷ lệ giữ chân nhân tài của doanh nghiệp đó. Hãy cùng Topviecquanly tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, quan điểm và hành vi của một công ty hoặc tổ chức. Nó bao gồm các giá trị cốt lõi, các chính sách và quy định của tổ chức, các mối quan hệ và giao tiếp giữa các thành viên trong công ty, cách công ty giải quyết vấn đề và xử lý quyết định, và cách công ty tương tác, tác động với cộng đồng xung quanh nó.
Bên cạnh đó, văn hóa tổ chức tích cực sẽ mang đến những lợi ích như sau:
- Tăng năng suất làm việc của nhân viên khi họ cảm thấy tích cực và thoải mái hơn trong quá trình làm việc.
- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi nhân viên của bạn hài lòng nơi làm việc.
- Ý tưởng sáng tạo, đổi mới của nhân viên tăng cao hơn.
- Giảm tỷ lệ vắng mặt của nhân viên, giữ chân nhân tài lâu hơn.
- Tăng cường sự gắn kết, trải nghiệm nhân viên tốt hơn.
- Tăng mức độ tương tác giữa nhân viên và người quản lý, mức độ tương tác giữa nhân viên và khách hàng.
7 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Để có thể cải thiện được văn hóa tổ chức, bạn cần nắm rõ các yếu tố cấu thành của văn hóa tổ chức là gì. Tùy vào từng lĩnh vực kinh doanh, yếu tố cấu thành sẽ khác nhau. Tuy vậy, dưới đây là 7 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo thêm:
Những giá trị cốt lõi
Đầu tiên và quan trọng nhất trong văn hóa là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp nghiệp đó. Các giá trị cốt lõi của bạn định hình cách nhân viên sẽ hành động và ra quyết định như thế nào đổi với công việc của mình. Điều này yêu cầu các nhà lãnh đạo phải có khả năng phản ánh được giá trị văn hóa cốt lõi ở mọi cấp độ để xây dựng nền văn hóa tổ chức mà mình muốn.
Khả năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo cũng là một yếu tố cần có trong văn hóa doanh nghiệp. Tuy vậy, có khá nhiều doanh nghiệp hiểu sai yếu tố này. Khả năng lãnh đạo trong văn hóa tổ chức sẽ thể hiện ở việc người quản lý, lãnh đạo trong tổ chức đó có tạo nên được sự hỗ trợ, thúc đẩy cho các nhân sự khác hay không.
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý – 7 kỹ năng để trở thành quản lý giỏi
Tầm nhìn và mục đích
Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cũng là một yếu tố cấu thành nên văn hóa của tổ chức đó. Đối với một môi trường làm việc hiệu quả, một mục đích thống nhất là yếu tố bổ sung sự tập trung và động lực cho tất cả các cá nhân. Không có bất kỳ nhân viên nào muốn cống hiến, làm việc cho một dự án hoặc doanh nghiệp không có mục tiêu cụ thể.
Yếu tố con người
Các yếu tố văn hóa tổ chức khác đều gắn liền với yếu tố con người. Đây cũng là lý do mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đều rất khắt khe trong quy trình tuyển dụng nhân sự, con người hiện nay tại tổ chức của họ. Những doanh nghiệp khai thác được yếu tố con người tốt chính là đang tạo ra được lợi thế cạnh tranh trên thị trường tốt hơn so với những đối thủ khác.
Tìm hiểu thêm: 9 kỹ năng quản lý nhân sự thành công người quản lý nên biết
Môi trường lành mạnh
Một môi trường lành mạnh không chỉ bao gồm nơi làm việc vật chất mà còn bao gồm yếu tố xã hội và tinh thần. Vì vậy, bạn cũng cần phải xây dựng được ý thức cộng đồng nếu muốn cải thiện văn hóa tổ chức. Điều này sẽ giúp quá trình hàn gắn các mối quan hệ được tốt đẹp hơn, mở ra cho nhân sự của bạn cơ hội tương tác tốt hơn.
Công nhận kịp thời
Sự công nhận kịp thời hiện nay cũng là một yếu tố cấu thành cần có của văn hóa tổ chức. Đừng chờ đợi vào những dịp đặc biệt mới công nhận, gửi lời khen, thưởng cho nhân viên của bạn. Hãy công nhận họ đúng lúc. Bạn sẽ thấy bất ngờ với sự tăng trưởng về hiệu suất và những khía cạnh khác như tương tác, tỷ lệ giữ chân nhân viên của mình đấy.
Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả, rõ ràng là một cách để bạn có thể tăng cường sự tích cực trong văn hóa của công ty. Tuy vậy, thật đáng thất vọng khi có đến 42% người được phỏng vấn cho rằng, vấn đề la hét, lạm dụng bằng lời nói đang là văn hóa phổ biến tại nơi làm việc của họ (Stress). Vì vậy, hãy lựa chọn kênh giao tiếp và phương pháp giao tiếp phù hợp để cải thiện văn hóa doanh nghiệp nhé.
Hy vọng với những chia sẻ kinh nghiệm từ bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp và những yếu tố cấu thành là gì. Bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị hơn liên quan đến quản trị doanh nghiệp và tìm kiếm ứng viên nhé.