Nhà quản lý là những người đóng vai trò mắt xích quan trọng trong doanh nghiệp, tổ chức. Vậy, những công việc của 1 nhà quản lý là gì? Công việc của vị trí này có quan trọng không? Bài viết dưới đây của Topviecquanly sẽ giải đáp giúp bạn.
Nhà quản lý – họ là ai?
Người quản lý là một nhân sự được đào tạo hoặc có những kỹ năng liên quan đến vấn đề lãnh đạo, quản lý, tổ chức hoạt động trong một tổ chức, đội nhóm nhân lực theo sự phân công của doanh nghiệp. Thông thường, các nhà quản lý chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận cụ thể trong công ty của họ.
Các nhà quản lý thường được xem là mắt xích quan trọng, là đầu mối liên lạc giữa nhân viên trong đội nhóm của họ với các quản lý cấp cao khác tại tổ chức, doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại cấp quản lý khác nhau, tuy vậy các doanh nghiệp thường phân thành quản lý cấp thấp – cấp trung – quản lý cấp cao để dễ dàng điều hành hơn.
Tìm hiểu thêm: Quản lý là gì? Làm sao để trở thành nhà quản lý giỏi
Công việc của 1 nhà quản lý gồm những gì?
Với vai trò quan trọng như vậy, công việc của 1 nhà quản lý là gì? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, dưới đây là những nhiệm vụ, công việc của 1 nhà quản lý thường xuyên đảm nhiệm. Bao gồm:
Thiết lập mục tiêu, kế hoạch phát triển
Thiết lập các kế hoạch, mục tiêu phát triển là công việc của 1 nhà quản lý cần thực hiện đầu tiên. Họ cần phải thiết lập những mục tiêu riêng cho đội nhóm dựa vào mục tiêu phát triển chung của tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này cũng phải thực hiện các chiến lược để giúp nhóm của họ đạt được các mục tiêu đó. Với công việc này, nhà quản lý cần:
- Truyền đạt cho thành viên trong đội nhóm về mục tiêu rõ ràng.
- Chọn, phân chia nhiệm vụ phù hợp cho từng thành viên.
- Thực hiện các biện pháp để thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên có thể hoàn thành mục tiêu dễ dàng, hiệu quả hơn.
- Đưa ra những timeline (mốc thời gian) cần thiết cho từng hoạt động.
- Giám sát, kiểm tra nhân viên để đảm bảo họ đang hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ đưa ra.
- Chủ động đưa ra những điều chỉnh phù hợp liên quan đến việc phát triển kế hoạch đúng với mục tiêu ban đầu.
- Đặt ra các chỉ số hiệu suất, KPI phù hợp để đo lường mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch.
Đào tạo, quản lý nguồn nhân lực
Bên cạnh công việc của 1 nhà quản lý ở trên, vị trí này sẽ đảm nhiệm thêm công tác đào tạo, quản lý nhân lực trong đội nhóm của họ. Bao gồm như:
- Chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới, nhân viên đã được thăng chức lên một vị trí mới và nhân viên trong đội nhóm về kỹ năng làm việc.
- Đào tạo, hướng dẫn cho đội nhóm của mình về các quy trình và thủ tục mới.
- Lập các kế hoạch đào tạo cần thiết, liên tục trong suốt thời gian làm việc của nhân viên.
- Phối hợp cùng bộ phận nhân sự đưa ra những phương án, kế hoạch liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho đội nhóm của mình.
Nhiệm vụ liên quan đến hành chính
Công việc khác của 1 nhà quản lý là thực hiện chịu trách nhiệm, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính cho nhân viên của mình. Nhiệm vụ này sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để có thể xác định chính xác nó bao gồm những công việc gì. Ví dụ như:
- Xét duyệt các loại giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan đến nghỉ phép, tăng ca,… của thành viên đội nhóm.
- Hoàn thành các thủ tục hành chính, hồ sơ cho nhân viên mới của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, hỗ trợ bộ phận kế toán thực hiện xử lý các thông tin về bảng lương.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến chi phí, quản lý ngân sách của doanh nghiệp.
Các nhiệm vụ quản lý khác
bên cạnh 3 nhiệm vụ chính ở trên, các công việc của 1 nhà quản lý còn bao gồm như:
Tổ chức đội nhóm
- Thực hiện giao sắp xếp lịch trình – công việc, nhiệm vụ của nhân viên.
- Giữ gìn, kiểm soát bảo mật của các nguồn tài nguyên trong công việc.
- Đảm bảo thành viên trong đội nhóm có được không gian làm việc, công cụ, thiết bị thiết yếu để hoàn thành công việc tốt nhất.
Đưa ra quyết định
- Nhìn nhận, đánh giá và đưa ra những quyết định liên quan đến bộ phận họ quản lý.
- Đưa ra những quyết định liên quan đến tuyển dụng, sa thải, thăng cấp,… cho nội bộ các thành viên trong đội nhóm.
Những nhiệm vụ khác
- Quản lý, giải quyết các xung đột trong đội nhóm khi cần thiết.
- Duy trì môi trường làm việc luôn trong trạng thái tích cực nhất có thể.
- Theo dõi tiến trình và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý – những phẩm chất không thể thiếu
Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về công việc của 1 nhà quản lý là gì và họ là ai. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập ngay vào chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm cùng website TopCV để có thể khám phá, theo dõi thêm nhiều tin tức thú vị và cơ hội việc làm quản lý hấp dẫn hơn bạn nhé.