Ceo-va-Founder-la-gi

CEO và Founder là gì? Sự khác nhau giữa CEO và Founder 

Chia sẻ kinh nghiệm

Trong lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là khởi nghiệp, CEO và Founder là những vị trí cực kỳ quan trọng của công ty. Vậy bạn đã hiểu rõ CEO và Founder là gì cũng như phân biệt được sự khác nhau của 2 chức vụ này chưa? Bài viết dưới đây của topviecquanly.vn sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc liên quan đến 2 tên gọi này. 

CEO và Founder là gì? 

2 cụm từ này hẳn không còn xa lạ tuy nhiên để hiểu kỹ CEO và Founder là gì thì nhiều người vẫn còn rất mơ hồ. Cả 2 chức vụ đều là những trụ cột chính trong công ty. Hãy cùng nhau phân tích chi tiết ý nghĩa và vai trò của từng vị trí. 

Khái niệm CEO 

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, là người đảm nhận vị trí Giám Đốc Điều Hành hoặc Tổng Giám Đốc. Họ chính là người sáng lập hoặc được thuê để điều hành các hoạt động của công ty. 

CEO là Giám Đốc Điều Hành của doanh nghiệp
CEO là Giám Đốc Điều Hành của doanh nghiệp

Công việc chính của CEO là xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và định hướng phát triển cụ thể cho doanh nghiệp/tổ chức. Bên cạnh đó, họ có vai trò quản lý quy trình vận hành và đảm bảo hoạt động đối nội – đối ngoại luôn diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp. Tùy vào sự phân công và quy mô của từng công ty mà trách nhiệm của CEO sẽ có sự thay đổi. 

Khái niệm Founder 

Founder nắm trong tay vận mệnh của công ty ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp. Họ chính nhà sáng lập, là người đưa ra ý tưởng để thiết lập và tạo nền móng cơ sở cho hoạt động của tổ chức. Founder của một doanh nghiệp chính là người đưa doanh nghiệp đó vào sự tồn tại. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ về những rủi ro có khả năng xảy ra. Ở một số công ty, Founder đồng thời cũng là Giám đốc của một bộ phận cụ thể nào đó. Bên cạnh Founder còn có những thuật ngữ liên quan, chẳng hạn như Co – Founder là người đồng sáng lập.

>>>Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý – Những Phẩm Chất Không Thể Thiếu

Đừng nhầm lẫn khái niệm Founder với CEO
Đừng nhầm lẫn khái niệm Founder với CEO 

Sự khác nhau của CEO và Founder là gì?

Tuy cả 2 có tên gọi khác nhau, trách nhiệm công việc khác nhau nhưng nhiều người vẫn quan niệm rằng 2 vị trí này có thể gộp là 1. Vậy sự khác biệt giữa CEO và Founder là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Trách nhiệm với doanh nghiệp 

Là những người nắm giữ “chìa khóa vàng” giúp công ty duy trì sự phát triển lớn mạnh, vậy trách nhiệm cụ thể của CEO và Founder là gì?

Founder là người tạo ra ý tưởng và có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự thành – bại của doanh nghiệp nên họ sẽ chịu mọi tổn thất nặng nề nếu chẳng may công ty làm ăn thua lỗ. Họ có trách nhiệm đưa ra những ý tưởng có tính khả thi và phù hợp với định hướng để mang lại thành công và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Còn CEO với cương vị là nhà lãnh đạo, họ có trách nhiệm đưa ra chiến lược tầm nhìn, xây dựng – quảng bá thương hiệu, quản lý tốt mọi chiến lược lớn nhỏ và điều hành tất cả bộ phận, đội ngũ nhân sự của công ty. 

Một người giỏi triển khai những ý tưởng táo bạo, một người giỏi điều hành nhân sự để thực hiện ý tưởng đó. Như vậy, cả CEO và Founder đều có những nhiệm vụ khác nhau – tuy có nhiều sự tương đồng và liên kết nhưng trên thực tế chúng vẫn được tách biệt rõ ràng. 

>>>Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý

Đều là trụ cột chính của công ty nhưng CEO và Founder có những thế mạnh và vai trò khác nhau
Đều là trụ cột chính của công ty nhưng CEO và Founder có những thế mạnh và vai trò khác nhau

Cách thức quản lý 

Founder có thể đã từng hoặc chưa bao giờ tham gia với vai trò quản lý nhân sự. Xuất phát điểm là nhà sáng lập nên họ cực kỳ nhạy bén trong việc lên ý tưởng và kiến tạo tầm nhìn nhưng không đồng nghĩa với việc họ biết cách thực hiện và điều hành một cách hiệu quả.

Việc quản lý không hề đơn giản thậm chí đôi khi còn trở thành nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là với những Founder chưa có kinh nghiệm quản lý trước đó. Ngược lại, CEO là Giám Đốc Điều Hành nên họ có thể dễ dàng quản lý tốt các hoạt động kinh doanh và mọi vấn đề đối nội đối ngoại của doanh nghiệp. 

Nhiệm vụ của họ là cân bằng các hoạt động và định hướng đúng lối đi với tầm nhìn ban đầu của nhà sáng lập. Càng có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành thì CEO càng có khả năng đưa ra phương pháp và cách thức thực hiện tối ưu nhất có thể. 

Qua đây chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau giữa CEO và Founder là gì. Không thiếu trường hợp trong công ty chỉ có 1 người là Founder kiêm CEO, điều đó đồng nghĩa với việc họ đủ giỏi, đủ kinh nghiệm để đảm nhận nhiều mảng công việc cùng lúc hoặc cũng có thể quy mô của công ty chưa đủ điều kiện để thuê CEO nhằm phân tách rõ ràng 2 chức vụ. 

Qua những chia sẻ trên chúng ta đã hiểu được CEO và Founder là gì đồng thời biết được sự khác nhau trong vai trò và trách nhiệm của 2 vị trí này. Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về CEO và Founder – 2 chức vụ quan trọng có liên quan mật thiết với nhau trong suốt quá trình vận hành và hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh.

>>>Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý – Những Phẩm Chất Không Thể Thiếu

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *