Founder-la-gi

Founder là gì? Cần chuẩn bị gì để trở thành 1 Founder thành công?

Chia sẻ kinh nghiệm

Hiện nay, Founder là một thuật ngữ thường nghe thấy trong kinh doanh, nhất là với công ty startup hay một cá nhân khởi nghiệp. Vậy Founder là gì? Những người này họ là ai? Để đi tìm lời giải đáp thích đáng nhất, mời bạn cùng topviecquanly.vn đọc và khám phá kỹ hơn qua bài viết sau đây.

Founder là gì?

Theo đó, Founder dịch sát nghĩa tiếng Anh là người sáng lập hay nhà sáng lập. Đây là người tạo ra các ý tưởng, xây dựng nền móng và bộ máy cho một tổ chức. Hơn nữa, họ thường được ví von như là “cha đẻ” của một doanh nghiệp, với trách nhiệm chính là vận hành, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.

Bên cạnh đó, để trả lời thêm cho thắc mắc Founder là gì, thì họ cũng là người phải đối mặt với những rủi ro phía trước, các vấn đề xoay quanh sự hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, ở một số trường hợp cụ thể, Founder được định danh là Giám đốc của một doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý – Những Phẩm Chất Không Thể Thiếu

Đi tìm lời giải cho câu hỏi Founder là gì?
Đi tìm lời giải cho câu hỏi Founder là gì?

Những điều bạn nên chuẩn bị kỹ để “tiến bước” thành một Founder thực thụ

Bên cạnh về khái niệm Founder là gì, thì có thể nói rằng không có bất cứ quy chuẩn nào để khẳng định sự thành công của một Founder. Thế nhưng, nếu bạn đã và đang xác định hướng đi của mình trở thành người thủ lĩnh, hãy tham khảo một số hành trang mà bạn nên chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Cụ thể:

Thực tập và làm việc tại những công ty Startup

Một số những công ty Startup trong giai đoạn đầu thường có điểm khác biệt so với những doanh nghiệp lớn. Vì thế, khi tham gia vào bộ máy Startup sẽ giúp bạn vừa có sự trải nghiệm vừa có thể học hỏi quy trình vận hành.

Không những thế, bạn cũng sẽ học được từ người Founder ở các Startup cách quản lý công việc, giải quyết khó khăn hay xử lý tình huống. Hơn nữa, khi dấn thân vào môi trường này sẽ đem lại cho bạn cơ hội đảm nhận các vai trò quan trọng, tiếp xúc nhiều tác vụ và phá vỡ vùng an toàn của chính mình. Với những điều đó, bạn sẽ “bỏ túi” thêm kinh nghiệm và vốn hiểu biết để sẵn sàng cho dự định của bản thân trong tương lai.

>>>Xem thêm: Những Công Việc Của Người Quản Lý

Chọn môi trường thực tập hay làm việc để có thêm kỹ năng và trải nghiệm
Chọn môi trường thực tập hay làm việc để có thêm kỹ năng và trải nghiệm

Luôn mang một tinh thần đam mê đầy mãnh liệt

Đam mê là một yếu tố tạo nên động lực để người Founder học hỏi mỗi ngày và mong muốn có được trải nghiệm nhiều hơn. Trong quá trình theo đuổi ước mơ và đam mê, bạn cũng nên trau dồi thêm kiến thức về kinh doanh, Marketing, kỹ năng mềm,… Đây là nền móng để bạn tăng tốc cho ý tưởng, dù đó là điều khác biệt và táo bạo hay thậm chí là khó thực hiện.

Học hỏi và tích lũy kiến thức từ những vị cố vấn

Khi bắt đầu khởi nghiệp cũng là một điều kiện tự nhiên dẫn dắt bạn tiếp xúc với những người tài năng khác nhau. Đó có thể là những Founder của nhiều công ty khác nhau trên thị trường. Do họ đã đi qua biết bao nhiêu sóng gió và thăng trầm, nên đa số những người này đều trải nghiệm được những bài học cho riêng mình.

Vì vậy, bạn hãy cho họ thấy sự đam mê hết mình và nung nấu con đường khởi nghiệp, biết đâu một vị cố vấn nào đó sẽ thấy được nỗ lực từng ngày của bạn. Từ đó, họ sẽ không ngại cho bạn lời khuyên và đồng hành với bạn trong suốt đoạn đường dài.

Rèn luyện bản thân với 4 kỹ năng mềm cần thiết

Trên thương trường kinh doanh mỗi lúc một khốc liệt hơn, thế thì có những kỹ năng mềm cần chuẩn bị cho người Founder là gì?

Đầu tiên là sự linh hoạt, nhiều Founder thành công biết cách chấp nhận thực tế và đổi mới cho kế hoạch phù hợp xu thế. Do vậy, bạn nên học cách cân bằng giữa sự linh hoạt và kiên định với việc làm của mình. Bởi trong thời đại ngày nay, khi mọi thứ phát triển quá nhanh chóng, nếu thiếu đi sự linh hoạt sẽ dẫn đến thất bại không sớm thì muộn.

Thứ hai là sự tự tin, đây là “chìa khóa vàng” cho sự thành công của người Founder. Bởi lẽ, môi trường kinh doanh là “mảnh đất” luôn ẩn chứa khó khăn và cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là người đang khởi nghiệp. Do vậy, tự tin là một yêu cầu cần phải có để người thủ lĩnh điều hành doanh nghiệp một cách vững vàng.

Những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng của một Founder là gì?
Những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng của một Founder là gì?

Thứ ba là biết cách quan sát, Founder là người có thể nhìn thấy được thực trạng và nhu cầu của người dùng đang bị thiếu hụt ở chỗ nào. Dựa vào đó, họ sẽ sáng tạo ý tưởng cho sản phẩm/ dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu mà thị trường đang tìm kiếm và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thứ tư là sự cầu toàn, nói không ngoa khi chấp nhận hiện thực một cách dễ dàng không phải là sự lựa chọn của người Founder. Bởi lẽ, họ chính là đối tượng luôn tìm tòi ra ý tưởng mới, cách làm mới, thực hiện chỉn chu trong mọi việc nhằm hoàn thiện tối đa nhất cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Đến đây, khái niệm Founder là gì đã được bài viết giải đáp chi tiết nhất đến bạn. Để có thể trở thành người đứng đầu tài giỏi và toàn diện, bạn hãy chuẩn bị hành trang vững vàng và tinh thần luôn luôn chiến đấu hết sức mình với những khó khăn xảy ra bất cứ lúc nào. Chúc bạn thành công với con đường mình đã chọn nhé!

>>>Xem thêm: Trưởng Phòng Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Thu Nhập

Hình ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *