Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần có những vị trí Manager để đảm bảo cho quá trình hoạt động, phát triển của mình. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ được vị trí Manager là gì, vai trò của Manager là gì cũng như những kỹ năng cần thiết của vị trí này. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Manager, bài viết dưới đây của topviecquanly.vn sẽ hữu ích cho bạn.
Tìm hiểu về Manager là gì?
Để biết một Manager cần có những kỹ năng như thế nào, bạn sẽ cần hiểu về khái niệm của Manager là gì, vai trò trong doanh nghiệp của Manager là gì. Cụ thể như sau:
Manager là gì?
Manager là những người đóng vai trò quản lý, điều hành một nhóm, phòng ban nào đó trong doanh nghiệp. Họ cũng có thể là những người điều hành trực tiếp một số khía cạnh bất kỳ trong tổ chức.
>>>Xem thêm: Product Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Product Manager
Mức thu nhập của Manager
Tùy vào quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp, các Manager sẽ có nhiệm vụ, công việc khác nhau. Mức thu nhập của các Manager cũng tương đối cao. Bạn có thể tham khảo ví dụ về thu nhập trung bình của một số vị trí phổ biến thường gặp sau:
- Sales Manager: 27.800.000 – 37.100.000 đồng/tháng.
- Marketing Manager: 27.800.000 – 41.800.000 đồng/tháng.
- Project Manager: 22.600.000 – 45.200.000 đồng/tháng.
- IT Manager: 27.800.000 – 41.800.000 đồng/tháng.
Vai trò của Manager là gì?
Một Manager sẽ có những vai trò như sau:
- Giám sát, quản lý đội ngũ nhân viên thuộc quyền quản lý, phụ trách của mình.
- Đánh giá về hiệu suất làm việc của từng thành viên do mình phụ trách.
- Xử lý những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, phát triển của đội nhóm.
Những kỹ năng cần có để trở thành Manager thành công
Vậy, những kỹ năng cần có để trở thành một Manager là gì? Trên thực tế, chưa có một bản quy chuẩn nào về một Manager thành công sẽ cần những kỹ năng gì. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo một số kỹ năng có vai trò khá quan trọng sau đây.
Kỹ năng lãnh đạo
Một Manager thành công cần có khả năng lãnh đạo tốt. Điều đầu tiên cần tìm hiểu là “sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì?”. Kỹ năng lãnh đạo quản lý sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của đội nhóm. Trong khi đó, nếu bạn chỉ tập trung vào quản lý, đội nhóm của bạn sẽ khó phát triển hơn.
>>>Xem thêm: Top 3 phần mềm hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng phổ biến nhất hiện nay
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có thể xây dựng được các mối quan hệ thành công. Để lãnh đạo một nhóm, bạn sẽ cần phải có được sự tôn trọng của đồng nghiệp. Để làm được điều này, bạn cần biết cách đối nhân xử thế hiệu quả.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu các thành viên trong nhóm ở cả cấp độ cá nhân và nghề nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các hoạt động xã hội, đào tạo xây dựng nhóm. Tuy vậy, hãy luôn duy trì ranh giới nghề nghiệp, dành sự tôn trọng của họ.
Kỹ năng tổ chức, ủy quyền
Là một Manager, bạn sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm, vì vậy kỹ năng tổ chức xuất sắc là rất quan trọng. Bạn sẽ cần quản lý khối lượng công việc của mình, giám sát công việc của các nhân viên khác, tham gia các cuộc họp, các buổi đào tạo, thực hiện đánh giá, xem xét các chính sách của công ty.
Ở cấp độ này, thói quen làm việc cẩu thả, đi trễ và thiếu tổ chức sẽ không được chấp nhận và sẽ làm gương xấu cho nhân viên của bạn. Kỹ năng tổ chức hiệu quả sẽ giúp giảm bớt các căng thẳng trong công việc. Ngoài ra còn tiết kiệm thời gian, đảm bảo rằng các thời hạn quan trọng được đáp ứng.
Lập kế hoạch, giao việc, tư duy chiến lược
Manager luôn cần phải nghĩ về bức tranh toàn cảnh của đội nhóm, dự án hoặc doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần có tư duy chiến lược linh hoạt, kỹ năng lập các kế hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển.
Điều này có nghĩa là thiết lập các ưu tiên phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, xem xét các hệ thống, chính sách, tham gia đào tạo, quản lý các hoạt động CPD của nhóm của bạn.
Là một Manager, bạn cũng sẽ cần khuyến khích đổi mới và thay đổi để làm cho nhóm của bạn, tạo ra được tiếng nói chung hiệu quả. Từ đó đem lại được nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.
Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
Với vai trò là một Manager, bạn sẽ cần phải phát hiện, giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Điều này đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết và khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực. Để đảm bảo rằng nhóm của bạn làm việc hiệu quả và quy trình làm việc diễn ra suôn sẻ, bạn sẽ phải tự suy nghĩ khi có vấn đề.
Bạn cũng sẽ cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng về cách hoàn thành nhiệm vụ, đạt được mục tiêu kinh doanh. Để thực hiện được điều đó, bạn sẽ cần cân nhắc ưu – nhược điểm của một tình huống, đưa ra quyết định sáng suốt là điều cần thiết.
>>>Xem thêm: Quản lý cấp cao là gì? Làm sao để trở thành quản lý cao cấp
Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí Manager. Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí Manager là gì, những kỹ năng cần có của vị trí này. Để thành công hơn, bạn nên chú ý rèn luyện, cải thiện những kỹ năng này thường xuyên và hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Senior developer là gì? Mô tả công việc của senior developer
Hình ảnh: Sưu tầm