Đối với một cửa hàng kinh doanh có quy mô, Cửa hàng trưởng là một vị trí có vai trò quan trọng với cửa hàng đó. Cửa hàng trưởng là vị trí mơ ước của người lao động làm việc trong cửa hàng đó. Đây là vị trí vừa có quyền, có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến hơn so với các vị trí khác trong cửa hàng.
Vậy Cửa hàng trưởng là gì? Công việc của Cửa hàng trưởng là gì? Cùng topviecquanly.vn theo dõi ngay nhé.
Cửa hàng trưởng là gì?
Cửa hàng trưởng là người đứng đầu trong cửa hàng có quy mô, chịu trách nhiệm chính trong những công việc liên quan đến tổ chức, điều hành, điều phối và kiểm soát nhân sự cũng như hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, mọi hoạt động trên dưới lớn nhỏ trong cửa hàng đều nằm trong quyền hạn – tầm kiểm soát của Cửa hàng trưởng.
Thực tế, Cửa hàng trưởng là vị trí ít khi tiếp xúc với khách hàng tại cửa hàng hơn nhân viên, nhưng họ lại là người buộc phải hiểu rõ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Họ sẽ chịu trách nhiệm xử lý những khách hàng khó tính và những tình huống phát sinh liên quan đến khiếu nại của khách hàng.
Chính vì vậy, Cửa hàng trưởng cũng chính là chuyên gia nắm bắt thị hiếu của khách hàng.
Công việc, nhiệm vụ của Cửa hàng trưởng là gì?
Vậy, công việc của cửa hàng trưởng là gì? Cửa hàng trưởng là người đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau trong cửa hàng họ quản lý. Công việc cụ thể như sau:
Quản lý nhân viên tại cửa hàng
Cửa hàng trưởng sẽ là người quản lý tất cả nhân viên của các bộ phận khác nhau trong cửa hàng như nhân viên bán hàng, thu ngân, bảo vệ…Cửa hàng trưởng sẽ là người sắp xếp thời gian, phân bổ và giao nhiệm vụ công việc phù hợp với từng bộ phận.
Cửa hàng trưởng sẽ đưa ra đánh giá và nhận xét về nhân viên qua năng lực và thái độ làm việc của họ thể hiện qua cách ứng xử với khách hàng và đồng nghiệp.
Đào tạo kỹ năng cho nhân viên
Cửa hàng trưởng là người chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới nhận biết công việc của mình. Đối với nhân viên cũ, họ thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình.
Để quản lý được cửa hàng làm việc một cách ổn định và đạt hiệu quả cao, Cửa hàng trưởng phải là người có cách quản lý tốt. Từ đó, thúc đẩy việc kinh doanh của cửa hàng được phát triển mạnh hơn.
Là người giám sát và điều hành hoạt động bán hàng của cửa hàng
Nhiệm vụ quan trọng của một Cửa hàng trưởng là giám sát, theo dõi và điều hành toàn bộ hoạt động bán hàng của cửa hàng họ quản lý. Hàng ngày, họ sẽ phải cập nhật và nắm bắt tình hình bán hàng thông qua doanh thu, sản phẩm bán ra và không bán được. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao mặt hàng đó không có doanh thu, doanh thu không ổn định và xử lý các vấn đề về lỗi của sản phẩm.
Cửa hàng trưởng cũng là người sẽ lên ý tưởng và chiến lược trưng bày hàng hóa. Chiến lược trưng bày phải đảm bảo thu hút, hấp dẫn tầm nhìn và kích thích khả năng mua hàng của khách hàng. Cửa hàng trưởng cũng chịu trách nhiệm tổng hợp và quản lý hàng tồn kho của cửa hàng mình.
Quản lý toàn bộ cửa hàng
Đây là một nhiệm vụ quan trọng khi bạn thắc mắc về công việc của cửa hàng trưởng là gì? Công việc của Cửa hàng trưởng không chỉ quản lý bên trong cửa hàng, mà còn phải quản lý toàn bộ cửa hàng, bao gồm các công việc sau:
- Quản lý về tài sản: Cửa hàng trưởng sẽ chịu trách nhiệm quản lý về cơ sở vật chất và hạ tầng bên trong của cửa hàng, giám sát và theo dõi tình trạng chất lượng và số lượng tài sản bên trong cửa hàng.
- Phát hiện và xử lý hư hỏng: Họ sẽ là người quan sát và phát hiện kịp thời những sai sót của những tài sản có vấn đề, đưa ra đề xuất với ban lãnh đạo để xin sửa chữa hoặc thay mới.
- Kiểm tra vệ sinh và bảo quản hàng hóa: Cửa hàng trưởng thường xuyên kiểm tra về vấn đề vệ sinh không gian bán hàng, kệ trưng bày sản phẩm và cách bảo quản sản phẩm đã đúng theo quy định của từng mặt hàng hay chưa.
- Ngoài ra, Cửa hàng trưởng sẽ lập báo cáo định kỳ và hoạt động của cửa hàng và trình lên ban quản lý. Kết hợp với thu ngân và kế toán để tổng hợp doanh thu và số lượng hàng tồn, công nợ…
Nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô thị trường
Đối với nhiệm vụ này, công việc của Cửa hàng trưởng được thể hiện như sau:
- Nghiên cứu, tìm hiểu doanh thu và thực trạng bán hàng của những cửa hàng đối thủ cạnh tranh cùng khu vực.
- Phân tích dữ liệu và phân loại khách hàng, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng cho cửa hàng.
- Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, từ đó ứng dụng vào việc cải thiện nâng cao dịch vụ khách hàng và phát triển sản phẩm.
- Ngoài việc hỗ trợ nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên, Cửa hàng trưởng còn trực tiếp đứng ra xử lý và giải quyết các vấn đề, tình huống vượt quá quyền hạn của nhân viên về khách hàng.
- Trực tiếp quản lý, theo dõi danh sách và tình hình mua hàng của khách sỉ, khách VIP, khách thân thiết…Chủ động thông báo đến khách hàn về các chương trình khuyến mãi, chế độ ưu đãi mới…
- Phối hợp với bộ phận Marketing thực hiện nhiệm vụ quảng bá hình ảnh và thương hiệu của cửa hàng.
- Quản lý và duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng qua các kênh online như Zalo, Facebook, Shopee…
Một số nhiệm vụ, công việc chuyên môn khác
Ngoài những công việc chính trên, vị trí này còn đảm nhiệm một số công việc khác như:
- Xây dựng kế hoạch bán hàng, lập báo cáo bán hàng.
- Đề xuất lương thưởng và chính sách nhân sự riêng của cửa hàng.
- Tham gia vào công tác nâng cao và hoàn thiện hình ảnh của cửa hàng, thiết kế và sửa chữa cơ sở vật chất cùng các vấn đề tồn tại trong của cửa hàng.
- Một số công việc do ban lãnh đạo yêu cầu.
Tạm kết
Mặc dù vị trí Cửa hàng trưởng mang đế cho ứng viên nhiều cơ hội phát triển, nhưng không phải ai cũng có khả năng để đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi công việc này. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về yêu cầu của công việc này. Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết về công việc của Cửa hàng trưởng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cửa hàng trưởng là gì và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình.