Quản lý vùng là một trong những vị trí được đánh giá là quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Đa số các tập đoàn, chuỗi thương hiệu hay công ty lớn hiện nay đều tuyển dụng vị trí này. Liệu vai trò và trách nhiệm của vị trí này là gì? Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy theo dõi ngay nội dung bài viết được topviecquanly.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Quản lý vùng là gì?
Trước khi đi sâu vào khám phá công việc của quản lý vùng cũng như vai trò, trách nhiệm của chức vụ này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về khái niệm này nhé.
Quản lý vùng có tên gọi tiếng Anh là Region Manager – Đây là vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy điều hành của các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hiện nay. Họ là người đại diện cho doanh nghiệp tại khu vực được phân công. Có thể nói chức vụ này được coi là “chiến tướng” có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp hiện nay.
Quản lý vùng làm gì?
Chức vụ quản lý bao giờ cũng đảm nhận vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Đối với Region Manager , những người đảm nhận chức vị này sẽ phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm dịch vụ của công ty đến với khách hàng trong phạm vi khu vực được phân công. Nhiệm vụ chủ yếu của họ chính là hỗ trợ đội bán hàng trong việc đưa sản phẩm đến gần với khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu doanh số đề ra. Công việc chính dành cho những người đảm nhận chức vụ này bao gồm:
- Lập kế hoạch, đề ra mục tiêu phát triển kinh doanh trong ngắn hạn và trong dài hạn.
- Lập kế hoạch đồng thời thực hiện các chương trình đào tạo nhân viên.
- Là người đứng ra tổ chức các cuộc họp với nhân viên thuộc khu vực mình quản lý.
- Phân công công việc phù hợp cho nhân viên cấp dưới trong khu vực
- Lê kế hoạch thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm mục đích kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.
- Phân tích thị trường, phân tích dữ liệu kinh doanh dự đoán xu hướng sản phẩm và giá cả để lên kế hoạch chiến lược phát triển sản phẩm.
- Đưa ra mục tiêu cho từng cửa hàng trong khu vực
- Quản ý tài chính, đảm bảo các cửa hàng kinh doanh trong khu vực đều có lãi.
- Tuân thủ chính sách vận hành của công ty, nghiêm túc thực hiện quy định cấp trên ban xuống.
- Đánh giá năng lực của nhân viên cấp dưới mình quản lý.
- Báo cáo tính hình, tiến độ công việc trong khu vực mình quản lý cho giám đốc khu vực hoặc giám đốc công ty.
- Thực hiện các công việc liên quan khác trong khu vực.
Yêu cầu cần có đối với quản lý khu vực
Như các thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn cũng phần nào hình dung được các công việc của một quản lý khu vực rồi phải không. Để đảm nhận vị trí, hoàn thành công việc đó thật không hề dễ dàng chút nào. Chính vì vậy, yêu cầu đối với người quản lý cũng khá khắt khe.
Quản lý vùng cần có bằng tốt nghiệp Đại học trở lên ở các chuyên ngành Tài chính, Marketing, Kinh tế, Quản trị kinh doanh….Tại một số công ty, doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự cho vị trí này, công ty sẽ yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đường. Nhìn chung yêu cầu cần có đối với quản lý của một vùng bao gồm:
- Có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể đánh giá khách quan tình hình kinh doanh dựa trên những dữ liệu và quy tắc nhất định.
- Có đầy đủ năng lực, khả năng tối ưu quy trình vận hành của các cửa hàng
- Luôn biết cách đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn về thành công trong kinh doanh đồng thời không ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt được mục tiêu.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng cũng như các phần mềm quản lý doanh nghiệp.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề.
- Có kỹ năng lãnh đạo
- Có tố chất kinh doanh, biết cách định hướng mục tiêu chiến lược.
Thu nhập của quản lý khu vực là bao nhiêu?
Đối với một vị trí đảm nhận nhiều công việc và đòi hỏi đáp ứng nhiều yêu cầu như vậy thì chắc mức thu nhập cũng sẽ hấp dẫn. Hiện nay mức thu nhập đối với vị trí quản lý của một vùng còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố như quy mô công ty, trình độ, kinh nghiệm, năng lực….Tuy nhiên thông thường mức thu nhập sẽ dao động khoảng vài ba chục triệu đồng mỗi tháng.
Để có được mức thu nhập hấp dẫn, họ phải đánh đổi, nỗ lực cố gắng rất nhiều. Họ phải làm việc nhiều, đi đến tận từng cửa hàng, quan sát từng nhân viên, tiếp xúc với khách hàng… để có được cái nhìn khách quan nhất về các cửa hàng trong vùng mình quản lý. Có thể công việc của một người bình thường kéo dài 8 tiếng nhưng đối với quản lý nó có thể là 10 tiếng, 12 tiếng thậm chí là hơn thế nữa.
Lời kết
Như vậy trên đây là tất tần tật thông tin về vị trí quản lý vùng mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vị trí công việc này. Nếu bạn đang sắp sửa ngồi vào chiếc ghế quản lý này, hãy nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt công việc, rút ngắn con đường đi đến thành công của mình nhé.