QA Manager là gì? Lộ trình thăng tiến nghề QA

QA Manager là gì? Lộ trình thăng tiến nghề QA

Chia sẻ kinh nghiệm

QA Manager là vị trí quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, công nghệ,… Vậy QA Manager là gì và lộ trình thăng tiến nghề QA là như nào? Tham khảo ngay bài viết trong danh mục chia sẻ kinh nghiệm để cùng topviecquanly.vn tìm hiểu nhé.

QA Manager là gì?

QA Manager hay Quality Assurance Manager là vị trí quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. QA Manager có nhiệm vụ giám sát chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất nhằm đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn yêu cầu của khách hàng.

Quản lý chất lượng là vị trí quan trọng trong nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là công ty thuộc lĩnh vực chế biến, sản xuất, công nghệ – kỹ thuật, phần mềm, dược phẩm, v.vv..

Mô tả công việc QA Manager

Bộ phần QA là những người cuối cùng kiểm duyệt sản phẩm trước khi đưa đến tay khách hàng. Dưới đây là bản mô tả chi tiết công việc của một QA Manager.

ộ phần QA là những người cuối cùng kiểm duyệt sản phẩm trước khi đưa đến tay khách hàng
QA là những người cuối cùng kiểm duyệt sản phẩm trước khi đưa đến tay khách hàng

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

Việc xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý và đồng bộ quy trình sản xuất để phù hợp với mục tiêu chung được đề ra trước đó. Để thực hiện được việc chuẩn hóa quy trình, ban giám đốc sẽ cung cấp cho quản lý các thông số kỹ thuật, công năng,… để tối ưu quy trình làm việc.

Truyền đạt thông tin tới những bộ phận liên quan

Nhiệm vụ của QA Manager là truyền đạt thông tin tới bộ phận phát triển sản phẩm giúp họ thiết lập yêu cầu về chất lượng với nhà cung ứng. Ngoài ra, quản lý quản lý đảm bảo chất lượng sẽ xác định các thủ tục liên quan tới quy trình giám sát tiêu chuẩn chất lượng đối với nhân viên sản xuất.

Quản lý chất lượng sản phẩm

Với vị trí quản lý thì QA Manager sẽ nắm rõ những tiêu chí về chất lượng, thông số kỹ thuật, công năng của sản phẩm nhằm kịp thời tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục. Bộ phận QA không chỉ tham gia vào việc chỉ đạo, điều phối trực tiếp mà còn tham gia những thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.

QA Manager sẽ cần nắm rõ những tiêu chí về chất lượng, thông số kỹ thuật, công năng của sản phẩm
QA Manager sẽ cần nắm rõ những tiêu chí về chất lượng, thông số kỹ thuật, công năng của sản phẩm

Theo dõi và đáp ứng yêu cầu của khách hàng kịp thời

Mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp khi kinh doanh là làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Trong đó, bộ phận QA đóng vai trò theo dõi ý kiến, khảo sát,… nhằm hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng. Từ đó, sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh và đề xuất để cải tiến quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Quản lý, điều hành bộ phận QA

Vị trí QA Manager sẽ xây dựng những quy tắc, quy trình riêng để đào tạo và quản lý các nhân viên thuộc cùng bộ phận. Ngoài ra, quản lý còn giúp những nhân viên nắm rõ hơn về trách nhiệm công việc và hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Vị trí QA Manager sẽ xây dựng những quy tắc, quy trình riêng để đào tạo và quản lý các nhân viên thuộc cùng bộ phận
Vị trí QA Manager sẽ xây dựng những quy tắc, quy trình riêng để đào tạo và quản lý các nhân viên thuộc cùng bộ phận

Phát triển, cải tiến quá trình quản lý chất lượng

Dựa vào những số liệu được thống kê từ khách hàng, QA Manager sẽ đề xuất ra những phương án cải tiến chất lượng nhằm nâng cao hiệu suất. Ngoài ra, cải tiến chất lượng sản phẩm còn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng là gì và có vai trò như nào với doanh nghiệp?

Tố chất và kỹ năng cần có để trở thành QA Manager

Khi muốn đảm nhiệm vị trí quản lý đảm bảo chất lượng thì bạn sẽ cần phải có những kỹ năng mềm như:

  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Khả năng quản lý nhân sự
  • Kỹ năng quản lý thời gian 
  • Kỹ năng quản lý công việc
  • kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh những kỹ năng mềm này thì bạn còn phải có những kỹ năng quan trọng dưới đây để trở thành một QA Manager giỏi:

  • Kỹ năng đọc hiểu, giao tiếp tiếng Anh tốt (có thể là tiếng Trung, Nhật, Hàn tùy theo từng doanh nghiệp).
  • Kỹ năng hướng dẫn, truyền đạt tốt và có độ kiên nhẫn cao.
  • Am hiểu những kiến thức và nghiệp vụ trong lĩnh vực đang phát triển.
  • Tư duy sáng tạo, nhạy bén và cách suy nghĩ logic.
  • Khả năng nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
  • Biết cách sắp xếp để cân bằng giữa đội ngũ QA và yêu cầu của khách hàng đề ra.

Nếu muốn trở thành QA Manager giỏi thì bạn sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn chứ không thể tích lũy kinh nghiệm là đủ. Đặc biệt, bạn cần liên tục cập nhật, trau dồi thêm những kiến thức chuyên ngành và thu thập các thông tin từ những chuyên gia thâm niên để nâng cao trình độ và thực hiện công việc hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý Là Gì & Ai Cần Trau Dồi Kỹ Năng Này?

Nếu muốn trở thành QA Manager giỏi thì bạn sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn chứ không thể tích lũy kinh nghiệm là đủ
Nếu muốn trở thành QA Manager giỏi thì bạn sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn chứ không thể tích lũy kinh nghiệm là đủ

QA Manager lương bao nhiêu?

Mức lương cơ bản của QA Manager trên thị trường lao động hiện nay sẽ dao động trong khoảng từ 25.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương này sẽ tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp và năng lực của ứng viên. Ngoài mức lương cơ bản, người quản lý còn được hưởng các chế độ đãi ngộ, lương thưởng,… khi hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc, mang lại lợi ích vượt bậc cho doanh nghiệp.

Nếu bạn muốn tìm việc làm QA Manager thì có thể truy cập ngay TopCV.vn để ứng tuyển vị trí phù hợp nhé.

Mức lương cơ bản của QA Manager trên thị trường lao động hiện nay sẽ dao động trong khoảng từ 25.000.000 VNĐ - 40.000.000 VNĐ/tháng
Mức lương cơ bản của QA Manager trên thị trường lao động hiện nay sẽ dao động trong khoảng từ 25.000.000 VNĐ – 40.000.000 VNĐ/tháng

Lộ trình thăng tiến lên QA Manager

Trong ngành QA, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp từ những vị trí thấp, cụ thể là vị trí nhân viên, sau đó mới dần tiến tới những vị trí cao hơn. Tùy thuộc vào quy mô và sản phẩm của từng doanh nghiệp mà lộ trình thăng tiến của QA sẽ khác nhau. Thông thường lộ trình thăng tiến ở trong ngành QA sẽ có các vị trí như sau: Nhân viên QA – QA Leader – QA Manager.

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các vị trí trong lộ trình thăng tiến của một QA bao gồm: nhân viên QA và leader QA.

Nhân viên QA 

Vị trí nhân viên QA sẽ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan tới quản lý chất lượng. Họ sẽ tiến hành quy trình làm việc bao gồm: kiểm tra, giám sát, ghi nhận kết quả, cuối cùng so sánh với kết quả dự kiến nhằm tìm ra biện pháp khắc phục. 

Vai trò của một nhân viên QA là đảm bảo chất lượng, độ tin cậy của hàng hóa và giúp cho quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục. Thông thường thì bạn sẽ làm việc tại vị trí này khoảng từ 2 – 3 năm để nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.

Nếu bạn muốn tìm việc làm QA thì có thể truy cập ngay TopCV.vn để ứng tuyển vị trí phù hợp nhé.

Vị trí nhân viên QA sẽ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan tới quản lý chất lượng
Vị trí nhân viên QA sẽ có trách nhiệm trực tiếp thực hiện các công việc liên quan tới quản lý chất lượng

Mô tả chi tiết công việc nhân viên QA

Nhân viên QA sẽ làm việc theo quy trình mà doanh nghiệp đề ra. Họ sẽ làm việc dưới sự quản lý của QA Leader và QA Manager. Dưới đây là mô tả chi tiết công việc của nhân viên QA:

  • Thiết lập sổ tay cùng với quy trình quản lý chất lượng cho doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO hoặc ASME.
  • Vận dụng những quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng để đưa ra đề xuất nhằm phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Cần đánh giá định kỳ hệ thống quản lý chất lượng của công ty. Qua đó có các điều chỉnh đối với quy trình quản lý chất lượng sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm.

Mức lương của nhân viên QA

Hiện nay, mức lương cơ bản ở vị trí nhân viên QA trong hầu hết những ngành nghề như thực phẩm, dệt, may mặc,… đều từ khoảng 5.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài mức lương cơ bản, nhân viên QA sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ khác, tùy thuộc vào doanh nghiệp. Mức lương cụ thể là bao nhiêu sẽ phụ thuộc phần lớn vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của bạn.

>>> Xem thêm: QA và QC khác nhau như thế nào?

Trưởng nhóm QA (QA Leader)

Sau một khoảng thời gian làm việc ở vị trí nhân viên, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí trưởng nhóm QA nếu có năng lực phù hợp. Khi làm việc tại vị trí này từ 3 – 5 năm, bạn sẽ có đủ kinh nghiệm, khả năng để tiến tới vị trí cao hơn trong ngành QA, đó là QA Manager.

Sau một khoảng thời gian làm việc ở vị trí nhân viên, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí trưởng nhóm QA nếu có năng lực phù hợp
Sau một khoảng thời gian làm việc ở vị trí nhân viên, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí trưởng nhóm QA nếu có năng lực phù hợp

Mô tả công việc QA Leader

Dưới đây là những công việc chính của một QA Leader:

  • Theo dõi, phân công công việc cho những thành viên trong nhóm họ đang quản lý. 
  • Quản lý và kiểm soát chất lượng sản xuất, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm hoàn thành, đạt tiêu chuẩn.
  • Hướng dẫn và đào tạo nhân viên mới trong nhóm để đảm bảo cho mọi công việc được phối hợp một cách nhịp nhàng, hiệu quả nhất.

Mức lương của QA Leader

Theo như Topviecquanly.vn tìm hiểu và tổng hợp được thì mức lương cơ bản của vị trí QA Leader sẽ vào khoảng 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương cao nhất còn có thể lên tới 27.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài ra, QA Leader sẽ được hưởng các đãi ngộ khác của doanh nghiệp như: hoàn thành KPI, phụ cấp,…

Mức lương cơ bản của vị trí QA Leader sẽ vào khoảng 15.000.000 VNĐ - 20.000.000 VNĐ/tháng
Mức lương cơ bản của vị trí QA Leader sẽ vào khoảng 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/tháng

Trên đây, topviecquanly đã cùng bạn đi tìm hiểu QA Manager là gì và lộ trình thăng tiến chi tiết của nghề QA. QA Manager là vị trí công việc luôn đòi hỏi người quản lý phải phấn đấu, học tập và phát triển bản thân không ngừng về kỹ năng chuyên môn lẫn kiến thức thực tiễn. Để lên được vị trí QA Manager từ nhân viên QA thì sẽ cần một khoảng thời gian học hỏi và tích lũy kinh nghiệm khá dài. Vậy nên, bạn cần cố gắng và kiên trì nếu như muốn theo đuổi công việc này. Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về công việc QA.

>>> Có thể bạn chưa biết:

Năng lực quản lý là gì? 8 năng lực quản lý cần thiết cho Leader

Leader là gì? Muốn làm Leader thì cần có những kỹ năng gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *