Mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao nhưng không phải ai cũng biết viết CV xin việc sao cho chuẩn. Dưới đây, topviecquanly.vn sẽ gợi ý cho bạn những mẫu CV chuyên nghiệp giúp bạn ứng tuyển thành công nhé.
Thông tin cần phải có trong mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên
Chắc chắn, mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên sẽ khác so với CV ứng tuyển vào các vị trí nhân viên bình thường. Nếu bạn không muốn có một bản CV xin việc không đủ chuyên nghiệp khiến mình mất điểm và đánh mất cơ hội công việc thì bạn không nên tùy tiện chọn một mẫu CV xin việc online và điền các thông tin mà không có sự sắp xếp từ trước.
Hãy xác định đúng thông tin quan trọng và nhất định phải có trong CV cho trưởng phòng. Điều này sẽ giúp toàn bộ nội dung trong CV thống nhất, xuyên suốt và có trọng tâm.
Các nhà tuyển dụng thường thông qua các từ khóa cơ bản để “chấm điểm” CV chính xác và ra quyết định có trao cho bạn cơ hội phỏng vấn hay không. Với vị trí trưởng phòng, giám đốc, thông tin này sẽ là quy mô công ty, mức độ thành thạo kỹ năng chuyên môn, số lượng nhân sự mà bạn đã quản lý và dẫn dắt để đạt được chỉ tiêu trong công việc trước đây.
Mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên
Nếu như ngày trước, các ứng viên ở mọi vị trí phải “đau đầu” khi tự mình thiết kế CV ứng tuyển thì giờ đây, với sự phổ biến của các mẫu CV online sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian và công sức để làm. Vậy nhưng, sẽ có vấn đề đặt ra lúc này là làm sao để chọn đúng mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên phù hợp. CV cho trưởng phòng trở lên phải vừa thể hiện được thế mạnh về kinh nghiệm, học vấn lại vừa cho thấy sự đẳng cấp của bạn.
Mẫu CV trưởng phòng trở lên 1: TẠO CV NGAY
Mẫu CV trưởng phòng trở lên 2: TẠO CV NGAY
Mẫu CV trưởng phòng trở lên 3: TẠO CV NGAY
Cách viết CV xin việc trưởng phòng trở lên
Thông tin cá nhân
Cách điền thông tin cá nhân trong CV cho trưởng phòng cũng sẽ giống với bình thường. Đơn giản là bạn chỉ cần điền đầy đủ từ họ tên, tuổi tác đến địa chỉ và phương thức liên lạc.
Lưu ý rằng bạn nên điền email liên hệ là họ tên mình. Tránh dùng email khó đọc hoặc khó hiểu và đặc biệt, không nên điền email làm việc ở công ty hiện tại. Thêm nữa, hình ảnh để thêm vào CV cũng cần là ảnh nghiêm túc và mặc trang phục lịch sự (áo sơ mi trắng)
Mục tiêu nghề nghiệp
Thông thường, khi ứng tuyển các vai trò như thực tập sinh, công, nhân viên thì nhà tuyển dụng sẽ ít chú ý tới phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc. Tuy nhiên, CV cho trưởng phòng trở lên thì sẽ lại khác. Bạn nên hiểu rằng một vị trí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và doanh thu trong công ty thì không thể trao cho người có định hướng và mục tiêu không phù hợp với các chiến lược dài hạn của công ty.
Vì vậy, bản thân ứng viên cũng hãy thẳng thắn chia sẻ về các mục tiêu của mình. Bạn nên hướng tới các mục tiêu nâng cao trình độ, chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn và có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Gợi ý: Ứng tuyển vị trí trưởng phòng kỹ thuật
- Dùng kinh nghiệm 5 năm trong vai trò trưởng phòng kỹ thuật để quản lý nhân sự và đảm bảo các máy móc hoạt động tại công ty diễn ra trơn tru, hiệu quả giúp tăng năng suất đều đặn.
- Tìm hiểu và đề xuất cải tiến các quy trình liên quan tới kỹ thuật.
- Cải thiện môi trường làm việc lành mạnh và đảm bảo an toàn lao động.
Kinh nghiệm
Với vị trí trưởng phòng trở lên thường chỉ dành cho ứng viên có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm, thậm chỉ là 7 – 10 năm. Đặc biệt, trường hợp đã có kinh nghiệm làm trưởng phòng trở lên hoặc chưa có (chỉ làm trưởng nhóm, phó phòng hoặc nhân viên lâu năm) thì khi viết CV cũng sẽ ít nhiều có sự khác biệt.
CV cho ứng viên đã có kinh nghiệm làm trưởng phòng trở lên
Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong vị trí đang ứng tuyển thì tốt nhất, CV xin việc phải thực sự thuyết phục. Hãy điền tên công ty, chức danh, thời gian làm việc và các nhiệm vụ bạn phụ trách. Với 3 – 5 năm kinh nghiệm thì bạn hoàn toàn có thể thể hiện bản thân mình theo cách tốt nhất.
Gợi ý: Công ty cổ phần TopCV Việt Nam, Trưởng phòng kỹ thuật (1/2019 – nay)
- Phụ trách quản lý bộ phận kỹ thuật gồm 50 nhân viên; hướng dẫn, đào tạo các nhân viên sử dụng máy móc thành thạo.
- Phát hiện và đề xuất cho ban giám đốc cải thiện máy móc nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất.
CV cho ứng viên chưa có kinh nghiệm làm trưởng phòng trở lên
Đối với trường hợp bạn làm ở các vai trò thấp hơn và muốn thử sức để chinh phục thành công mới thì mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên sẽ cần phải khéo léo hơn một chút. CV sẽ cần viết về lộ trình thăng tiến và các kỹ năng bạn đã học được nhằm chứng minh đủ để chịu trách nhiệm trong vai trò mới.
Gợi ý: Công ty cổ phần TopCV Việt Nam, Nhân viên kỹ thuật (2/2017 – 4/2019)
- Kiểm tra, xử lý các lỗi cơ bản của máy móc.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của máy móc.
Công ty cổ phần TopCV Việt Nam, Trưởng nhóm kỹ thuật (4/2019 – nay)
- Leader của nhóm gồm 10 nhân viên kỹ thuật; tiếp nhận yêu cầu của trưởng phòng và phân chia công việc cho từng thành viên.
- Theo dõi, đánh giá tiến độ làm việc của nhóm.
- Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời để nhóm hoàn thành công việc.
- Đề xuất các phương án sửa chữa, cải tiến máy móc cho trưởng phòng kỹ thuật.
Học vấn
Khi đảm nhiệm vai trò trưởng phòng trở lên thì đặc biệt, bằng cấp chuyên môn vẫn là không thể thiếu. Các bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ thường là yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Đối với các ứng viên đã tốt nghiệp cao đẳng, dù bạn đang có thành tích xuất sắc trong nghề thì vẫn nên theo học những chương trình đào tạo để có bằng cấp cao hơn. Sẽ giúp bạn vừa vững chắc về kiến thức vừa thuận lợi khi xin việc, làm việc.
Ngoài ra, nếu như bạn đang tham gia các chương trình đào tạo đại học từ xa hoặc học tại chức… thì hãy cứ đề cập cả vào CV xin việc.
CV xin việc trưởng phòng trở lên thì bạn có thể sắp xếp để “khoe” bằng cấp của mình theo thứ tự bằng cao nhất
Gợi ý: Đại học Kinh tế Quốc dân (8/2013 – 6/2020)
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
- Cử nhân Kế toán
Kỹ năng
Với phần kỹ năng trong CV, bạn nên hiểu rằng nhà tuyển dụng muốn thấy những kỹ năng về chuyên môn của bạn (thay vì kỹ năng mềm hoặc các kỹ năng không liên quan đến chuyên môn như nhiều người vẫn lầm tưởng). Cần phải có những kỹ năng cần thiết cho công việc và khả năng quản trị nhân sự để đảm bảo thành công.
Bạn cần viết theo những kỹ năng bạn có và tự tin. Tất nhiên, hãy sắp xếp các kỹ năng theo thứ tự ưu tiên và những gì bạn cho là quan trọng nhất đặt lên đầu.
Lời khuyên của topviecquanly.vn là bạn không nên nói dối ở phần này. Lý do là kể cả khi được thông qua thì bạn vẫn sẽ bị phát hiện trong lúc phỏng vấn hoặc khi đã nhận việc. Nên nhớ rằng tất cả kỹ năng và mức độ thành thạo sẽ đều phản ánh qua phong cách quản lý, hiệu quả trong công việc bạn mang lại.
Gợi ý:
- Kỹ năng quản lý vận hành máy móc, quản lý nhân sự.
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc.
- Kỹ năng phân tích và ra quyết định.
- Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tư duy logic, phản biện.
Chứng chỉ
Không phải trưởng phòng, giám đốc nào cũng đều có bằng kỹ sư, cử nhân đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ ngay từ khi đi làm. Nhiều trường hợp là các bạn đã học trung cấp, cao đẳng và đi làm rồi lại tiếp tục học. Việc này giúp bạn vừa tích lũy kinh nghiệm vừa nâng cao kiến thức.
Thậm chí, ngay cả các ứng viên có bằng cấp cao cũng cần nhiều hơn để làm việc thực sự hiệu quả trong vai trò cần chịu nhiều trách nhiệm lớn như thế này. Tất nhiên, việc theo học các khóa đào tạo ngắn hạn để lấy chứng chỉ quản lý hoặc chứng chỉ về chuyên ngành sẽ là rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn muốn đạt được những thành tựu lớn hơn.
Khi có chứng nhận tham gia khóa học phát triển kỹ năng lãnh đạo, chứng chỉ về quản trị nhân sự hay chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… để bổ sung cho bằng cấp thì quá trình xin việc của bạn có thể nhẹ nhàng hơn. Bạn có thể viết vào CV nếu như có các chứng chỉ còn hạn nhưng nếu bạn không có, hãy ẩn nội dung này.
Tham chiếu
Với phần này trong CV xin việc, những người phù hợp làm người tham chiếu cho bạn thì phải là người nắm giữ chức vụ cao hơn bạn. Chẳng hạn như trưởng phòng thì người tham chiếu phải là giám đốc, CEO của công ty,… Chú ý là bạn hãy hỏi ý kiến họ trước khi viết thông tin liên hệ vào CV. Tốt nhất hãy chỉ đề cập tới 1 người tham chiếu thông tin là đủ.
Sở thích
Không chỉ dừng lại là một người làm về chuyên môn mà trưởng phòng, giám đốc, các vị trí dẫn đầu phải còn là có khả năng tạo động lực, mang tới những ảnh hưởng tích cực cho các nhân viên của mình. Vì thế, đối với nhà tuyển dụng thì tích cách của ứng viên cho vị trí này rất quan trọng. Thậm chí nó còn là tác động cho cả văn hóa công ty và ảnh hưởng tới hiệu suất công việc sau này.
Sở thích ở trong CV xin việc vị trí trưởng phòng trở lên chính là phần giúp công ty hình dung rõ hơn về tính cách và phong cách lãnh đạo của ứng viên. Mỗi người sẽ có sở thích khác nhau nên bạn cũng không cần cố điều chỉnh để miêu tả một ai đó không phải chính bản thân bạn. Bạn chỉ cần khéo léo điền vào các sở thích tích cực của mình là được.
Gợi ý: Đọc sách, nghiên cứu, chạy bộ, chơi thể thao,…
Giải thưởng và hoạt động
Với phần này thì bạn chỉ nên viết khi đã tham gia nhiều hoạt động (các hoạt động sau khi ra trường) và các giải thưởng cá nhân đạt được. Nếu trường hợp các giải thưởng và hoạt động của bạn khá ít ở mảng này thì cũng có thể ẩn chúng khỏi CV nhé.
Trên đây, trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm của topviecquanly.vn đã gợi ý cho bạn mẫu CV cho vị trí trưởng phòng trở lên. Nhìn chung, khi viết CV xin việc cho vị trí trưởng phòng trở lên thì bạn cần làm nổi bật lên được những kinh nghiệm và khả năng của mình có thể giúp ích cho công ty như nào. Nếu bạn đang phân vân, không biết tìm mẫu CV ở đâu thì hãy truy cập TẠI ĐÂY để tìm mẫu CV phù hợp nhé. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ có thể thiết kế cho mình được CV xin việc thật chuyên nghiệp và thu hút.