Quản lý cấp cao là những người có vai trò cực quan trọng trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp. Vì vậy nếu muốn đảm nhiệm vị trí này, bạn cần có những kỹ năng quản trị nhất đinh. Bài viết dưới đây, topviecquanly.vn sẽ chia sẻ 7 kỹ năng cần có tạo nên sự thành công cho một lãnh đạo cấp cao. Nếu bạn đặt mục tiêu trở thành nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp thì nên rèn luyện những kỹ năng này ngay từ bây giờ.
Quản lý cấp cao là ai?
Đây là những người thuộc cấp bậc quản lý cao nhất của một doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, từ việc đưa ra phương hướng, tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh cho tới chịu trách nhiệm về lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp.
Thực tế, quản lý cao cấp chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với các cấp quản lý khác. Tuy nhiên đây là bộ phận quan trọng nhất và đứng đầu doanh nghiệp. Các vị trí này thường thấy là chủ tịch, tổng giám đốc, hiệu trưởng, viện trưởng,..
Công việc chính của nhà quản lý cao cấp có thể kể đến như:
- Xây dựng mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp theo từng thời kỳ như mục tiêu doanh thu, lợi nhuận, phát triển sản phẩm, phát triển thương hiệu,..
- Xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp, các chương trình hoạt động cho từng bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp.
- Giám sát hoạt động của từng phòng ban thông qua trưởng phòng, trưởng ban; kiểm tra báo cáo công việc và đưa ra phương án giải quyết, khắc phục hậu quả, cải tiến nếu cần.
- Kết nối hoạt động của từng phòng ban có liên quan để tạo ra hiệu suất công việc tối đa nhất cho doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trước mọi quyết định đã đưa ra, những ảnh hưởng của nó tới doanh nghiệp.
- Công khai, báo cáo các mục tiêu cũng như kết quả mà doanh nghiệp đạt được trước toàn thể hội đồng quản trị và công nhân viên chức của doanh nghiệp.
Top 3 kỹ năng cần cần có của quản lý cấp cao
Để đạt tới vị trí quản lý này , bạn sẽ cần rèn luyện 3 kỹ năng sau đây. Chúng sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn nhận định và giải quyết những vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của doanh nghiệp.
Kỹ năng tư duy
Có thể nói, kỹ năng tư duy là yếu tố quan trọng nhất mà quản lý cấp cao cần rèn luyện. Kỹ năng tư duy là kỹ năng phân tích, nhạy bén trong việc tận dụng các cơ hội và giảm thiểu tổn thất mà các thách thức trong thị trường kinh doanh mang tới cho doanh nghiệp. Vậy tại sao quản lý cao cấp đặc biệt cần tới kỹ năng này?
Nguyên nhân là bởi công việc chính của họ là định hướng và đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, trong một công ty gồm rất nhiều phòng ban với các chức năng khác nhau như bán hàng, tiếp thị sản phẩm, sản xuất hàng hóa,… Người quản lý cần có khả năng tư duy hệ thống để gắn kết các phòng ban này lại để cùng hướng tới mục tiêu lợi nhuận chung của doanh nghiệp.
Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng nhân sự hay kỹ năng tạo dựng mối quan hệ là khả năng xây dựng và kết nối con người với con người trong quá trình làm việc. Thực tế cho thấy đây là kỹ năng mà bất cứ người quản lý nào cũng nên sở hữu chứ không chỉ riêng quản lý cao cấp. Những điều mà nhà quản lý cần quan tâm là đường lối, chính sách, văn hóa công ty,…
Kỹ năng nhân sự giúp người quản lý hiểu và nắm bắt tâm lý làm việc của nhân viên. Từ đó họ sẽ đưa ra những quyết định xây dựng văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp để gắn kết nội bộ công ty lại với nhau. Kỹ năng này cũng giúp nhà quản trị phân bổ nguồn lực việc làm phù hợp, kiểm soát hiệu suất công việc, tránh lãng phí nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp.
Kỹ năng nghiệp vụ
Tất nhiên khi đã bước tới vị trí quản lý cao cấp, bạn cần có sự am hiểu nhất định về nghiệp vụ, chuyên môn trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động. Kỹ năng nghiệp vụ hiểu đơn giản là cách nhà quản lý am hiểu về lĩnh vực của mình để có thể đưa ra những quyết định và phương hương hoạt động phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Lấy ví dụ dễ hiểu hơn, để có thể đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh, chắc chắn bạn phải đi từng bước từ nhân viên kinh doanh, trưởng nhóm, trưởng phòng và cuối cùng là giám đốc. Chính vì vậy khi đạt được vị trí này, nhà quản lý đã có những kỹ năng chuyên môn sâu rộng nhất định để có thể giải quyết các vấn đề doanh nghiệp gặp phải.
Tuy nhiên thực tế khi đạt được các vị trí quản lý cao cấp, nhà quản lý rất ít tham gia vào các kỹ thuật, hoạt động sản xuất chuyên sâu. Thay vào đó họ cần sử dụng hai kỹ năng quản trị phía trên nhiều hơn để vận hành hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi.
Nhìn chung, để đạt tới vị trí quản lý doanh nghiệp cấp cao là điều không hề dễ dàng. Bạn sẽ phải dành vài năm cho tới vài chục năm để tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng mới có thể đảm nhận vị trí này. Tuy nhiên hãy chú trọng rèn luyện 3 kỹ năng trên đây để nhanh chóng thích nghi với công việc và mang tới lợi ích tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong khả năng của bạn.