Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm

Kỹ năng giải quyết xung đột trong làm việc nhóm

Chia sẻ kinh nghiệm

Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc theo nhóm là điều mà mọi thành viên, đặc biệt là leader của nhóm cần phải nắm rõ. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng topviecquanly.vn học cách giải quyết những mâu thuẫn để cải thiện teamwork nhé.

Nguyên nhân dẫn tới xung đột nhóm

Trước khi học những kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc theo nhóm thì bạn cần biết đâu là lý do dẫn tới sự mâu thuẫn trong team của mình. Dưới đây chính là một số nguyên nhân dẫn tới xung đột nhóm thường thấy mà bạn có thể tham khảo.

Phân chia nhiệm vụ không hợp lý

Nguyên do đầu tiên dẫn tới xung đột trong làm việc nhóm có thể tới từ việc phân chia nhiệm vụ bất hợp lý. Nếu leader và tất cả các thành viên trong nhóm không có những thỏa thuận và cách sắp xếp công việc hợp lý, đội nhóm của bạn rất dễ nảy sinh mâu thuẫn.

Ví dụ như việc phân chia nhiệm vụ không đồng đều, người làm nhiều người làm ít hay việc các thành viên bị đặt cho các tác vụ không phù hợp với thế mạnh, thiếu đi sự hỗ trợ của đồng đội, v.v.. đều có thể gây ra xung đột trong nhóm. Việc này ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của toàn team, có thể khiến hiệu suất công việc không được như mong đợi.

Xung đột ý kiến, ý tưởng khi làm việc

Trong các buổi họp hay thảo luận và bàn bạc ý tưởng, các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra những ý kiến riêng của mình và luôn cố gắng thuyết phục mọi người nghe theo. Quá nhiều ý kiến được đưa ra trên bàn họp cũng sẽ khiến cuộc tranh luận diễn ra theo chiều hướng “nảy lửa” hơn.

Cách giải quyết xung đột khi làm việc tập thể
Mâu thuẫn nhóm có thể tới từ xung đột các ý kiến từ thành viên

Bởi vậy mà mỗi cuộc họp luôn cần một người cầm trịch để điều tiết không khí, nếu để tình trạng bất đồng ý kiến kéo dài sẽ khiến cuộc họp bị lan man thậm chí đi lệch với mục tiêu mang tính xây dựng, gây khó chịu cho từng cá nhân và tệ hơn là xung đột trong nhóm.

Mâu thuẫn với leader

Việc xảy ra mâu thuẫn với trưởng nhóm là điều không quá hiếm khi làm việc theo team. Leader là người có trọng trách tổng hợp và đưa ra một số quyết định cũng như quản lý các thành viên trong nhóm. Đôi khi các thành viên trong nhóm sẽ có thái độ không hài lòng với leader hoặc “ngầm” đánh giá năng lực dẫn dắt của nhóm trưởng và dễ tạo ra mâu thuẫn nếu họ cảm thấy “đầu tàu” không phù hợp hay không đủ năng lực lãnh đạo nhóm.

Ngược lại, một số người khi nhận trách nhiệm làm trưởng nhóm cũng có thể vì thế mà xem mình là nhất, thiếu tôn trọng ý kiến của các thành viên, có sự thiên vị thành viên nhất định. Những hành động này cũng dễ gây cho các thành viên trong nhóm sự không hài lòng và là nguyên do dẫn tới xung đột khi làm việc theo nhóm.

>>> Xem thêm: Năng Lực Quản Lý Là Gì? 8 Năng Lực Quản Lý Cần Thiết Cho Leader

Phong cách làm việc không phù hợp

Mỗi một con người là một cá thể riêng biệt và có những nét tính cách riêng. Nếu mỗi thành viên trong nhóm đều không cố gắng hòa hợp, kiểm soát cảm xúc và quan điểm với tập thể thì xung đột cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ví dụ, sẽ có những thành viên thích làm việc độc lập, có những thành viên lại thích được làm việc với sự hỗ trợ của đồng đội, có những người thích được trao đổi và thảo luận nhiều, có những người lại thích làm thật nhanh theo định hướng của leader… Tất cả các phong cách làm việc hay tính cách cần có sự dung hòa, có phần nhường nhịn để có thể đạt được hiệu quả trong công việc.

Kỹ năng giải quyết xung đột trong làm việc theo nhóm
Sự khác biệt về phong cách làm việc có thể gây xung đột nhóm

Sự phân biệt đối xử

Có một số tư tưởng cũ như “tuổi trẻ chưa biết gì” hay “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong làm việc nhóm. Bên cạnh đó, sự kỳ thị và phân biệt vùng miền cũng đâu đó vẫn còn thấy trong công việc tập thể. 

Việc phân biệt đối xử giữa các thành viên trong cùng một nhóm gây tác động xấu tới quá trình hợp tác nhóm. Ngoài ra, nếu trong doanh nghiệp vẫn tồn tại phân biệt đối xử thì sẽ ảnh hưởng tới văn hóa của cả công ty. Nếu bạn cảm thấy có sự phân biệt đối xử diễn ra khi làm việc nhóm, đừng ngần ngại chia sẻ cùng leader và các thành viên để tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất.

>>> Xem thêm: Team Leader là gì? Khám phá tố chất cần có của Team Leader

Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm

Vậy đâu là những kỹ năng giải quyết xung đột trong làm việc nhóm? Hãy lưu lại 5 bước sau đây để có thể xử lý các mâu thuẫn nhóm nhé!

Nhận biết vấn đề trong nhóm

Việc đầu tiên khi cảm giác được những xung đột trong nhóm đó là bạn cần có giác quan nhạy bén để nhận biết được vấn đề là gì và đang liên quan tới những ai.

Nếu bạn đang giữ trách nhiệm là leader, hãy thử quan sát và tìm hiểu xem mẫu thuẫn nhóm bắt nguồn từ đâu, nguyên nhân là gì, những thành viên nào đang gặp khó khăn hay xung đột với nhau. Từ đó, bạn có thể tự đưa ra một số hướng giải quyết và xử lý xung đột, hướng đến hiệu quả cuối cùng của toàn nhóm.

Lắng nghe ý kiến của các thành viên

Kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm tiếp theo là luôn lắng nghe từ nhiều phía. Là một leader, bạn cần biết lắng nghe các thành viên, hiểu được chia sẻ của họ, xem họ đang khúc mắc ở đâu, lý do gì khiến những thành viên trong nhóm xảy ra xung đột.

Một người biết lắng nghe tốt cũng sẽ là người dễ dàng có cái nhìn khách quan, từ đó đưa ra những góp ý công tâm, đảm bảo cho quá trình làm việc nhóm được suôn sẻ, thuận lợi.

Giải quyết xung đột khi làm việc nhóm
Leader cần học cách lắng nghe từ các thành viên trong nhóm

Phân tích vấn đề gặp phải

Một trong những bước cực kỳ quan trọng để có thể giải quyết xung đột trong làm việc nhóm chính là phân tích tình huống, vấn đề. Sau khi đã nhận biệt được vấn đề và tiếp thu, lắng nghe các ý kiến từ các thành viên, những người có liên quan, bạn cần phân tích vấn đề mà nhóm đang gặp phải, có phải mâu thuẫn tới từ bản thân mình hay tới từ cá nhân nào trong nhóm, họ đang mong muốn như thế nào, đâu là cách giải quyết hiệu quả cho khúc mắc này.

Khi bạn bóc tách được vấn đề, bạn sẽ có các giải pháp phù hợp để xử lý tình huống. Hoặc bạn cũng có thể xin lời khuyên, sự giúp đỡ của người khác như cấp trên, các thành viên khác trong nhóm.

>>> Xem thêm: Bật mí những cách làm việc nhóm hiệu quả nhất không thể bỏ qua

Xử lý khúc mắc trong nhóm

Sau khi đã phân tích vấn đề gặp phải thì bước tiếp theo chính là bạn cần xử lý khúc mắc trong nhóm một cách triệt để. Bạn có thể tổ chức thảo luận hoặc trao đổi riêng với từng thành viên của nhóm, gỡ bỏ nút thắt của họ để cùng làm việc hiệu quả hơn.

Cùng với đó, hãy luôn hỏi han, quan tâm tới công việc của từng thành viên, nếu ai đó đang quá tải hãy chủ động đề nghị mọi người cùng giúp đỡ để hoàn thành công việc.

Các kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm
Trưởng nhóm cần sát sao với công việc của từng nhân sự trong team

Giao tiếp, trao đổi với các thành viên

Kỹ năng giải quyết xung đột trong làm việc nhóm cuối cùng là sự trao đổi, giao tiếp giữa các thành viên. Cũng như ý phía trên, hãy luôn chủ động hỏi han, trao đổi với các thành viên trong nhóm. Giao tiếp liền mạch, thường xuyên cũng là một trong các yếu tố giúp công việc nhóm trơn tru, hiệu quả hơn rất nhiều. Một người làm leader tốt cần biết cách giao tiếp với từng đối tượng, có cách trao đổi phù hợp với nhóm của mình để các thành viên gắn bó khăng khít hơn.

>>> Xem thêm: Ngành khoa học quản lý | Tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp

Kết luận

Tìm ra cách giải quyết xung đột khi làm việc tập thể là điều không hề dễ dàng, bất kể là leader hay các thành viên đều cần có những đóng góp và cố gắng cho công việc chung. Bạn cần trau dồi các kỹ năng giải quyết xung đột trong làm việc nhóm để luôn sẵn sàng trước mọi tình huống phát sinh trong suốt quá trình vận hành nhóm.

Hy vọng với những gợi ý về cách giải quyết mâu thuẫn nhóm trên đây của chúng tôi, bạn có thể cải thiện hiệu quả công việc và có một đội ngũ vững mạnh nhất. Ngoài ra, đừng quên theo dõi trang để cập nhập thêm nhiều thông tin tuyển dụng các vị trí quản lý hấp dẫn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *