Quản lý kinh doanh có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Đây là vị trí công việc mà bất kỳ một công ty, doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Vậy quản lý kinh doanh là gì? Vị trí này đảm nhận những công việc gì? Hãy cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu trong nội dung bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.
Quản lý kinh doanh là gì?
Quản lý kinh doanh (QLKD) được biết đến là sự điều chỉnh của một chủ thể quản lý lên các đối tượng được quản lý một cách có tổ chức và có kế hoạch. Các đối tượng quản lý ở đây chính là nhân viên kinh doanh trong doanh nghiệp. Sự tác động từ chủ thể quản lý sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện đúng, đạt mục tiêu đề ra, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Người đảm nhận chức vụ QLKD sẽ là người trực tiếp làm việc với giám đốc kinh doanh, giám đốc điều hành. Chính vì vậy QLKD phải là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, kinh doanh.
>>> Xem thêm: Bí quyết quản lý kinh doanh hiệu quả, không phải ai cũng biết
Quản lý kinh doanh đảm nhận những công việc gì?
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có chức vụ QLKD. Tùy thuộc vào quy mô, hình thức của từng doanh nghiệp và vị trí QLKD sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung công việc của QLKD sẽ bao gồm:
- Xác định kế hoạch kinh doanh, đặt ra những mục tiêu kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
- Đánh giá thị trường, xác định các cơ hội phát triển trong thị trường nhằm mục đích thúc đẩy tỉ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp. Việc đánh giá đúng thị trường sẽ giúp người QLKD lập ra kế hoạch đúng đắn, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.
- Hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra về nhiệm vụ, doanh số kinh doanh mà công ty ban quan trị đưa ra. QLKD sẽ là người chịu trách nhiệm về doanh số của cả phòng ban.
- Đảm nhận công việc làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo để nằm được định hướng phát triển sản phẩm. Công việc này đòi hỏi QLKD cần phải bám sát vào tình hình thực tế sản phẩm và không ngừng đề xuất lên cấp trên những chiến lược phát triển mới.
- Chịu trách nhiệm quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên cũng như bố trí nhân lực, sắp xếp, phân công công việc một cách hợp lý nhất.
- Đảm nhận công việc tuyển dụng hướng dẫn khi có nhân viên kinh doanh mới nhằm mục đích giúp đỡ nhân viên bắt nhịp nhanh nhất với công việc.
- Tổ chức thực hiện, đánh giá các kết quả cũng như năng lực của đội ngũ nhân viên theo định kỳ để kịp thời phát hiện những thiếu sót còn tồn đọng
- Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn thực hiện theo đúng quy định, đúng nguyên tắc.
>>> Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý là gì? 7 kỹ năng để trở thành quản lý giỏi
Yêu cầu cần có đối với vị trí quản lý kinh doanh
Từ những thông tin trên chắc hẳn bạn cũng hiểu rằng, QLKD không phải là một công việc dễ, nó đòi hỏi cần có kinh nghiệm, kỹ năng. Liệu bạn có biết yêu cầu cần có đối với vị trí QLKD là gì?
Ngoài các yếu tố liên quan đến chuyên ngành học, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thì để trở thành một người QLKD, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khả năng truyền đạt tốt: QLKD phải là nhà phát ngôn của ban lãnh đạo chính vì vậy cần có khả năng truyền tải thông điệp. Công việc này không chỉ đảm bảo truyền đúng, mà còn phải truyền hiệu quả nội dung đến với toàn bộ nhân viên cấp dưới.
- Có khả năng lập kế hoạch, phân bổ thời gian: QLKD là người phải đảm nhận rất nhiều công việc. Do dó, nếu không có kế hoạch để phân bổ thời gian hợp lý thì công việc sẽ trở nên chồng chéo. Để làm tốt từng công việc, QLKD cần phải biết phân công, sắp xếp các nhiệm vụ tới từng nhân viên để đảm bảo tiến độ cũng như hiệu quả công việc.
- Có năng lực đánh giá, điều phối sản phẩm: QLKD phải là người biết đánh giá sản phẩm để có thể đưa ra những chiến lược, phương án tiêu thụ sản phẩm hiệu quả nhất. Quá trình điều phối sản phẩm có tốt thì mới nâng cao được doanh thu kinh doanh.
- Có năng lực đánh giá, đào tạo nhân viên: QLKD phải là người biết đánh giá nhân viên của mình, từ đó cân nhắc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đối với những nhân viên còn thiếu sót có thể đào tạo để tránh gây lãng phí nhân lực cho công ty.
- Có kỹ năng báo cáo: Biết cách báo cáo kịp thời, nắm bắt các tình hình kinh doanh chung của công ty, từ đó kịp thời phản ánh, báo cáo với cấp trên để đưa ra các phương án giải quyết nhanh chóng nhất, tránh gây ảnh hưởng đến công ty.
>>> Xem thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và phương pháp tối ưu nhất
Lời kết
Hy vọng nội dung bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí quản lý kinh doanh trong công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí QLKD vào một công ty nào đó, hãy tham khảo những thông tin chúng tôi chia sẻ để biết mình có phù hợp hay không nhé. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.
>>> Truy cập TopCV.vn để cập nhật hàng nghìn tin tuyển dụng việc làm quản lý mới mỗi ngày