quan-ly-su-thay-doi-TopCV

Quản lý sự thay đổi là gì? 5 Phương pháp quản lý sự thay đổi hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý sự thay đổi được xem là một trong những hoạt động quan trọng giúp tạo ra khả năng cạnh tranh giữa doanh nghiệp với đối thủ. Vậy quản lý sự thay đổi là gì? Làm thế nào để quản lý được sự thay đổi hiệu quả? Cùng Topviecquanly.vn tìm hiểu ngay trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm dưới đây.

Quản lý sự thay đổi là gì?

Quản lý sự thay đổi tiếng Anh là Change Management, là toàn bộ quy trình hướng dẫn lên kế hoạch cải tổ, đổi mới một cách chủ động của các hoạt động trong doanh nghiệp. Mục đích của quy trình này là gia tăng mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

Khái niệm quản lý sự thay đổi
Khái niệm quản lý sự thay đổi

Tuy nhiên, để quản lý được sự thay đổi lại không phải là điều đơn giản. Nên ban lãnh đạo cần thật sự linh hoạt và nắm bắt được tình hình và quản lý được những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Từ đó, áp dụng một cách phù hợp và khéo léo vào hoạt động phát triển của doanh nghiệp, giúp quá trình thay đổi diễn ra thuận lợi, hiệu quả nhất. 

Mặt khác, việc quản trị sự thay đổi còn thể hiện ở khía cạnh liên kết hoặc hợp nhất các doanh nghiệp với nhau nhằm tái cơ cấu các bộ phận, nỗ lực thay đổi và tối ưu hóa phong cách của doanh nghiệp.

Quản lý sự thay đổi có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Quản trị sự thay đổi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là hoạt động cần thiết không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Cụ thể:

Quản lý sự thay đổi có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Quản lý sự thay đổi có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
  • Hạ thấp rủi ro, tránh gián đoạn trong tổ chức: Việc sớm hoạch định phương án ứng phó trong mọi trường hợp giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong quá trình triển khai, tiết chế ảnh hưởng từ các lực cản thường gặp.
  • Chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống: Quản trị sự thay đổi là phải tiến hành trước khi thay đổi xảy ra. Sự chuẩn bị này giúp tổ chức luôn ở tâm thế sẵn sàng, chủ động thích nghi mà không phải là loay hoay thích nghi hay chấp nhận những giải pháp tạm thời khác.
  • Giảm lực cản nội bộ: Tâm lý e ngại trước sự thay đổi luôn là vấn đề thường gặp ở nhiều doanh nghiệp. Do vậy, việc truyền đạt định hướng mới, tạo sự đồng thuận từ nội bộ bên trong cũng giúp cải thiện văn hóa của tổ chức theo hướng phù hợp nhất.
  • Tránh lãng phí ngân sách: Quản trị sự thay đổi và lường trước những ảnh hưởng, rủi ro về mặt tổng thể trước khi triển khai sẽ tránh được tình trạng lãng phí và nhà quản lý cũng có thể đầu tư cho những hoạt động hữu ích hơn.

>>> Xem thêm: Mách bạn 5 lý do nên quản trị rủi ro doanh nghiệp| Cẩm nang quản trị

5 phương pháp quản lý sự thay đổi hiệu quả nhất hiện nay

Kỹ năng quản lý sự thay đổi là khả năng trong việc phân tích, xây dựng, thực hiện kế hoạch thay đổi và thích nghi với sự thay đổi trong mọi hoạt động đang diễn ra. Sự thay đổi là thực tế mang tính tất yếu và chịu sự chi phối của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để quản lý thay đổi hiệu quả, mọi người cần thực hiện những phương pháp dưới đây:

Lập mục tiêu cụ thể 

Để việc quản trị thay đổi đạt hiệu quả tốt nhất thi doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu cụ thể, chi tiết và rõ ràng. Mục tiêu đề ra cần bám sát với bối cảnh thực tế và liên quan trực tiếp với mục đích doanh nghiệp đặt ra từ ban đầu, tránh đi sai phương hướng và mâu thuẫn với nhu cầu của nhân viên.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết 5 bước quản trị mục tiêu theo quy trình MBO

Lập mục tiêu và kế hoạch chi tiết để quản lý
Lập mục tiêu và kế hoạch chi tiết để quản lý

Lên kế hoạch chi tiết 

Để quá trình quản lý thay đổi được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần cung cấp được nguồn lực lớn và chất lượng để xây dựng chiến lược, kế hoạch và lịch trình hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa tầm nhìn và hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

Giao tiếp hiệu quả

Trong giai đoạn thay đổi của doanh nghiệp, việc giao tiếp hiệu quả sẽ cung cấp được lượng thông tin đầy đủ, kịp thời. Kênh thông tin càng đa dạng sẽ càng dễ tiếp cận nhanh chóng và có độ tin cậy cao hơn. 

Mặt khác, ban lãnh đạo cần đảm bảo được rằng toàn bộ nhân viên cần nắm bắt và hiểu rõ những điều mà doanh nghiệp mong muốn thay đổi. Như vậy, các mục tiêu mới có thể hoàn thành được. 

Phát triển nhân viên

Phát triển đội ngũ nhân viên luôn là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Bởi họ chính là nhân tố cốt lõi có tác động trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản lý phải là người có đủ năng lực để tạo môi trường làm việc năng động, khuyến khích họ cống hiến hết mình cho quá trình phát triển dài lâu của doanh nghiệp. Để đạt được điều này thì doanh nghiệp cần sắp xếp nhân viên vào từng vị trí phù hợp với trình độ và khả năng của họ.

>>> Xem thêm: 10 Cách tạo lửa cho nhân viên mà nhà quản lý nào cũng nên biết

Phát triển đội ngũ nhân viên - Yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu
Phát triển đội ngũ nhân viên – Yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu

Đánh giá và phân tích 

Đánh giá và phân tích từng hoạt động kinh doanh và các cá nhân để hiểu rõ mức độ thay đổi trong công việc. Điều này giúp nhà quản lý đưa ra được những hướng dẫn cụ thể để nhân viên có thể thực thi công việc theo đúng yêu cầu. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên cũng cần được đầu tư và tạo điều kiện để điều chỉnh mục tiêu, cải thiện hoạt động tiếp xúc trong môi trường làm việc mới hoàn toàn.

Trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm, Topviecquanly.vn đã chia sẻ với bạn đọc về cách quản lý sự thay đổi là gì cũng như các phương pháp để quản lý nó cho hiệu quả nhất. Hiện phương pháp quản trị này đang được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để ứng phó với những sự thay đổi của thị trường. Vì vậy nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm trong những doanh nghiệp này, hãy truy cập ngay TopCV.vn – website tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để ứng tuyển nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *