Nếu bạn đang là người có tài năng lãnh đạo kèm khối óc tư duy tốt, khả năng quan sát toàn diện và yêu các công việc quản lý, giám sát thì hãy thử tìm hiểu về công việc Operation manager. Có lẽ đây sẽ là nghề phù hợp với tố chất và năng lực của bạn. Bài viết dưới đây của topviecquanly.vn sẽ bật mí cho bạn Operation manager là gì và những dữ kiện cần thiết về công việc này.
Operation manager là gì?
Có đến 60% sinh viên học các ngành về quản trị nhưng chưa thể hiểu Operation manager là gì? Bạn biết không Operation manager là một nghề mà bất cứ công ty nào cũng cần. Để phân tích sâu hơn về khái niệm, chúng ta sẽ diễn giải định nghĩa Operation manager.
Trong tiếng anh, Operation manager gồm 2 phần: Operation và Manager. Operation là vận hành, đây là động từ diễn tả việc hoạt động của một công ty, doanh nghiệp. Manager là chức danh quản lý. Khái quát hai từ này nghĩa là đây là một vị trí công việc mà người làm sẽ nắm giữ quyền quản lý, giám sát tất cả các hoạt động của một công ty, doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Account Manager là gì? Họ làm những công việc như thế nào?
Để làm tốt vai trò quản lý, bạn cần có cái nhìn toàn diện, có khả năng phân tích và tư duy tốt sao cho tối ưu hóa mọi công việc, tiết kiệm thời gian và sức lao động nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao cho công ty.
Tìm hiểu công việc của Operation manager là gì
Chắc nghe xong định nghĩa trên vẫn thấy hơi trừu tượng và ù ù cạc cạc nhỉ. Nếu bạn vẫn chưa mường tượng được thế nào là một Operation manager thực thụ và công việc của Operation manager là gì thì hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Thu nhập của một Operation manager có cao không?
Với vai trò quản lý và điều hành việc hoạt động của công ty, thu nhập của Operation manager khá cao để có một mức sống thoải mái. Về con số cụ thể cho mức lương thì còn phụ thuộc vào số hoạt động cần quản lý, quy mô của công ty mà bạn làm việc và số năm kinh nghiệm trong ngành.
Không những thu nhập cao, nghề này còn rất dễ thăng tiến lên vị trí giám đốc điều hành, quan trọng là bạn phải tích lũy kinh nghiệm dồi dào của mình. Đừng ngại quan sát và học hỏi, những lý thuyết khô cứng mà bạn học được tại giảng đường đại học sẽ không thể sánh bằng kinh nghiệm thực chiến mỗi ngày mà bạn góp nhặt.
>>>Xem thêm: IT manager là gì? Tìm hiểu công việc của IT manager như thế nào?
Công việc của Operation manager là gì?
Công việc của Operation manager không chỉ thiên về một hướng nào đó, mà nằm ở việc quản lý toàn diện. Dù vậy vẫn có một số phạm trù nhất định mà một người quản lý cần sát sao. Hãy cùng điểm qua một số dưới đây:
Quản trị con người.
Trong các việc quản lý, quản lý con người là quan trọng nhất nhưng cũng là khó nhất. Nhân sự chính là gốc rễ của một công ty. Nếu một môi trường làm việc mà nhân viên thụ động, lười biếng và thiếu kỷ luật thì công ty khó mà phát triển.
Quản trị ngân sách.
Ngân sách công ty giúp công ty duy trì hoạt động. Mục đích quản trị ngân sách của Operation manager là gì?
Việc quản lý ngân sách sẽ giúp bạn cân đối giữa doanh thu công ty và ngân sách marketing, đào tạo,…Mục đích là tối ưu chi phí nhưng vẫn hoạt động hiệu quả.
Quản trị chuỗi cung ứng và nhà cung cấp.
Một Operation manager cũng cần quan tâm đến các vấn đề cung ứng. Vai trò quản lý các chuỗi cung ứng, đối tác và nhà cung cấp của Operation manager là gì? Ví dụ bạn cần nhập hàng nhưng nhà cung cấp chính của bạn gặp vấn đề thì việc bạn dự phòng những phương án dự bị sẽ giúp quá trình hoạt động vận hành trơn tru không bị gián đoạn.
Quản trị các hoạt động chung của công ty.
Giám sát, điều hành hoạt động của từng bộ phận, phòng ban sao cho các công việc được thực hiện đầy đủ và mang lại hiệu quả tốt nhất đối với sự phát triển của công ty.
>>>Xem thêm: HR Manager là gì? Tìm hiểu công việc của HR Manager
Tố chất và kỹ năng cần thiết để trở thành một Operation manager là gì?
Vì là công việc có thu nhập cao nên nghề này thu hút rất nhiều bạn trẻ bản lĩnh muốn thử sức ở công việc này. Để làm tốt vai trò này bạn cần một số điều kiện như:
Kỹ năng chuyên môn.
Bất cứ một công việc nào cũng cần kiến thức chuyên môn do đó bạn cần trang bị kiến thức về quản lý.
Kỹ năng lãnh đạo.
Bạn cần biết cách lãnh đạo để có thể thành một người quản lý. Không quá khắt khe nhưng cũng không quá dễ tính, tốt nhất biết tùy cơ ứng biến, cương nhu tùy lúc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Khi công ty gặp vấn đề thay vì bế tắc, bạn sẽ tìm ra được một số phương án giải quyết, đưa công ty thoát khỏi nguy cơ.
Khả năng lập kế hoạch và triển khai kế hoạch.
Khi muốn làm bất cứ việc gì, bạn cũng cần biết lập kế hoạch để không bị thiếu sót bước nào, tiếp đến là triển khai theo kế hoạch đã định.
Tư duy nhạy bén.
Bạn cần là người có tư duy nhạy bén để có thể nhìn thấy cơ hội hay tiềm năng và mang về nhiều lợi ích nhất cho công ty.
Khả năng độc vị con người.
Con người rất phức tạp, khả năng độc vị giúp bạn cân bằng các mối quan hệ và hiểu về những người mà bạn cần quản lý.
Sự điềm tĩnh.
Một người lãnh đạo có thể có một trái tim nóng để luôn nhiệt huyết, nỗ lực cống hiến nhưng song song với đó, bạn cần một cái đầu lạnh. Những quyết định khi mất bình tĩnh thường không đem lại kết quả tốt.
Bài viết trên đã cho bạn thấy những tố chất quan trọng để có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba. Đừng lo lắng nếu bạn chưa thể nắm bắt được hết, bạn có thể rèn luyện dần từ việc bắt đầu với công việc Operation manager. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu nhiều hơn về công việc này.
>>>Xem thêm: Sales Manager là gì? Tìm hiểu công việc của Sales Manager
Hình ảnh: Sưu tầm