Quản lý doanh nghiệp

Top 6 kỹ năng cần phải có của nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chia sẻ kinh nghiệm

Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam rất nhiều. Do đó, để quản lý được những nhân sự, công việc trong nhóm doanh nghiệp này, bạn sẽ cần có khá nhiều kỹ năng khác nhau. Nếu bạn đang hoặc chuẩn bị trở thành nhà quản lý doanh nghiệp, cùng Topviecquanly.vn tham khảo ngay 6 kỹ năng trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm sau đây.

Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp

Để trở thành người quản lý doanh nghiệp thành công, bạn cần có kỹ năng chuyên môn vững chắc. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nghề nghiệp sẽ là yếu tố then chốt để giúp bạn trở thành người quản lý thành công. Cụ thể như sau:

  • Kỹ năng chuyên môn: Bao gồm các kỹ năng liên quan đến vị trí làm việc (ví dụ như Marketing, Kế toán,…), kỹ năng liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, các kiến thức chuyên môn xung quanh và hỗ trợ cho ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Nghiệp vụ liên quan: Ví dụ như các nghiệp vụ liên quan đến công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ cho quá trình làm việc.

>>> Xem thêm: TOP 5 mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

 Quản lý doanh nghiệp cần có kỹ năng chuyên môn vững chắc
Quản lý doanh nghiệp cần có kỹ năng chuyên môn vững chắc

Kỹ năng quản lý doanh nghiệp

Là nhà quản lý doanh nghiệp, bạn sẽ cần có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Kỹ năng này sẽ bao gồm những kỹ năng nhỏ hơn như tổ chức – điều hành doanh nghiệp, kỹ năng hoạch định, kỹ năng tổ chức công việc cá nhân.

  • Kỹ năng hoạch định: Có thể bao gồm hoạch định về tầm nhìn xa (5 – 10 năm, 20 năm), tầm nhìn gần (theo tháng, quý,…).
  • Quản lý, điều hành, tổ chức công việc: Bạn sẽ cần đan xen, hài hòa được công việc chung cũng như công việc cá nhân tốt. Phân bổ hợp lý các tiềm lực, công việc hàng ngày,…

Kỹ năng xây dựng chiến lược, kế hoạch

Một trong những kỹ năng quản lý doanh nghiệp bắt buộc phải có chính là khả năng xây dựng chiến lược, tạo dựng các bản kế hoạch, tư duy chiến lực hiệu quả. Để thực hiện được điều đó, bạn sẽ cần phải phân tích những vấn đề sau đây:

  • Vai trò của bạn trong quản lý doanh nghiệp hiện tại là gì?
  • Mục tiêu chung của doanh nghiệp hướng đến.
  • Mục tiêu phát triển cụ thể của các phòng ban và bạn phụ trách.
  • Những nguồn nhân lực hiện tại về con người và tài chính mà bạn đang có là gì?

Đây chỉ ra những yếu tố cơ bản để bàn có thể xây dựng được các chiến lược và kế hoạch. Trên thực tế, những chiến lược phát triển luôn luôn có thể thay đổi do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan từ bên ngoài tác động vào.

Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp

Trở thành một người quản lý doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần phải có sự khéo léo trong việc giao tiếp với khi cấp dưới trong phòng ban của mình.

Do đó, để là một người quản lý thành công, bạn sẽ cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn cũng cần rèn luyện thêm về kỹ năng thuyết trình, bởi bạn sẽ cần phải trình bày các phương án cũng như chiến lược của mình với cấp trên hoặc ngay chính trong phòng ban của mình.

>>> Xem thêm: Mách bạn 5 lý do nên quản trị rủi ro doanh nghiệp| Cẩm nang quản trị

 Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của người quản lý
Giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu của người quản lý

Quản lý thời gian, công việc

Một người quản lý doanh nghiệp đồng nghĩa với việc thời gian của họ sẽ không còn là thời gian của cá nhân. Thay vào đó, thời gian trong công việc của họ sẽ là thời gian của doanh nghiệp và cả tập thể.

Vì vậy, bạn sẽ cần rèn luyện được kỹ năng quản lý thời gian cũng như sắp xếp công việc hiệu quả và khoa học hơn. Những kỹ năng này có thể bao gồm các vấn đề như sau:

  • Xác định được mục tiêu của công việc hiện tại cũng như của bản thân.
  • Liệt kê danh sách những công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng.
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công việc vừa được liệt kê.
  • Tổng kết lại công việc sau quá trình đã làm việc để đánh giá hiệu quả.
  • Tập trung trong suốt quá trình làm việc sẽ giúp bạn tối ưu được thời gian, giảm thời gian chết cũng như tăng năng suất làm việc.
  • Thiết lập tính kỷ luật cũng như thói quen của mình trong quá trình làm việc.
  • Lên từng mất thời gian cụ thể cho từng công việc khác nhau.

>>> Xem thêm: Quản trị thời gian là gì? 5 Bước quản lý thời gian hiệu quả hơn

Kỹ năng liên quan đến nhân sự

Nhóm kỹ năng liên quan đến nhân sự có thể hiểu là những kỹ năng về kiến thức cũng như khả năng tạo động lực cho nhân sự trong quá trình làm việc. Một người quản lý doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ quan trọng trong việc cổ vũ và tạo động lực cho nhân sự trong doanh nghiệp có thể phát huy được điểm mạnh của mình.

Ngoài ra người làm quản lý cũng cần có kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm hài hoà. Kỹ năng này sẽ giúp cho bạn có thể tối ưu được các công việc của doanh nghiệp, tăng được năng suất làm việc của nhân sự. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt hơn.

 Người quản lý cần đóng vai trò tạo động lực, cổ vũ cho nhân sự phát triển
Người quản lý cần đóng vai trò tạo động lực, cổ vũ cho nhân sự phát triển

Tạm kết

Hy vọng với 6 kỹ năng được gợi ý ở trên sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện được khả năng cũng như công việc quản lý doanh nghiệp của mình. Ngoài 6 kỹ năng trên, bạn sẽ cần thêm nhiều kỹ năng khác để thành công hơn. Hãy thường xuyên rèn luyện các kỹ năng này để công việc tiến triển tốt hơn nhé.

>>> Truy cập ngay TopCV.vn để sử dụng dịch vụ đăng tin tuyển dụng miễn phí hàng đầu hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *