Đối với những doanh nghiệp lớn, ngoài hệ thống xưởng sản xuất còn có chuỗi các đơn vị phân phối, đó chính là siêu thị, cửa hàng. Mỗi cửa hàng sẽ có một bộ máy nhằm điều tiết, kiểm soát hoạt động xuất, nhập hàng hóa, chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến doanh số, lợi nhuận, đứng đầu là quản lý cửa hàng. Vậy quản lý cửa hàng là gì? Những công việc của họ cần làm là gì, hãy cùng topviecquanly.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý cửa hàng, hay cửa hàng trưởng là người quản lý tại một cửa hàng với các nhiệm vụ chính như giám sát cũng như điều hành tất cả các hoạt động trong cửa hàng. Đồng thời, họ cũng là người đứng ra giải quyết, chịu trách nhiệm khi có các sự cố phát sinh liên quan đến cửa hàng đó.
Quản lý cửa hàng cần làm gì?
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu riêng với vị trí quản lý cửa hàng, tuy nhiên, nhìn chung một số nhiệm vụ chính của quản lý cửa hàng sẽ thường là:
Quản lý nhân viên
Người quản lý cửa hàng sẽ là người xếp lịch, phân bổ công việc cho nhân viên; giám sát chặt chẽ, theo dõi mọi hoạt động của cửa hàng. Đồng thời tổ chức các cuộc họp hàng tuần hoặc hàng tháng để kịp thời giải quyết các vấn đề tồn đọng cùng những chính sách thưởng phạt rõ ràng.
Đào tạo cho nhân viên
Ngoài việc quản lý, người cửa hàng trưởng cũng sẽ trực tiếp chỉ dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân sự với một quy trình cụ thể. Bởi sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong công việc sẽ tạo ra ấn tượng và những trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Quản lý quy trình bán hàng
Một nhiệm vụ quan trọng của cửa hàng trưởng đó chính là bám sát doanh thu, đánh giá những sản phẩm bán chạy nhất cũng như sản phẩm không được nhiều khách hàng lựa chọn. Từ đó, người quản lý sẽ lên những kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, người cửa hàng trưởng cũng cần chú ý đến cách trưng bày sản phẩm, vì đây có thể là điểm đặc biệt để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Nghiên cứu kỹ thị trường
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà người quản lý cửa hàng cần thực hiện. Ngoài việc theo dõi tình hình hoạt động của các cửa hàng xung quanh, bạn cũng phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp. Đề xuất các chương trình ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng.
Làm báo cáo doanh thu, kế hoạch bán hàng
Đây là một trong những công việc quan trọng nhất của vị trí quản lý cửa hàng. Họ sẽ phải nắm chắc tình hình hoạt động kinh doanh, doanh số, số lượng hàng hóa,… cùng 1 số đề xuất để làm báo cáo cho cấp trên. Từ đó lập ra kế hoạch bán hàng hiệu quả nhất để thúc đẩy doanh số, giải quyết các sản phẩm còn tồn kho.
Quản lý chấm công và chính sách nhân viên
Quản lý cửa hàng cũng là người xây dựng chính sách nhân sự khoa học, hợp lý, kiểm tra và chấm công hàng tháng để lập bảng lương cũng như chế độ thưởng phạt phù hợp cho nhân viên.
Giải quyết khiếu nại
Trong kinh doanh chắc chắn không thể thiếu những khiếu nại, phàn nàn từ phía khách hàng do bất cẩn của nhân sự. Do đó, quản lý cửa hàng sẽ là người đứng ra giải quyết những thắc mắc đó. Để làm tốt việc này, đòi hỏi bạn phải là một người có khả năng giao tiếp tốt, nhạy bén, linh hoạt.
Các công việc phát sinh
Một số hoạt động mà quản lý cửa hàng cần thực hiện đó là:
- Triển khai các chương trình khuyến mãi về các sản phẩm mới được công ty đưa ra
- Trực tiếp tuyển dụng nhân viên mới cho cửa hàng
- Theo dõi, giám sát việc sửa chữa cửa hàng
4 bí quyết để trở thành quản lý cửa hàng giỏi
Ngoài việc nắm được quản lý cửa hàng cần làm gì, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ 5 bí quyết quan trọng để bạn có thể trở thành một người quản lý giỏi, được mọi người tin tưởng:
Biết vạch ra các mục tiêu một cách cụ thể
Để có thể quản lý giỏi một cửa hàng hay một chuỗi cửa hàng, việc vạch ra các mục tiêu là điều cực kỳ quan trọng. Các mục tiêu mà bạn cần đưa ra có thể gồm: mục tiêu về doanh số, mục tiêu về khách hàng,.. Và lên kế hoạch chi tiết để đạt những mục tiêu đó.
Tốt nhất, bạn nên chia mục tiêu thành từng giai đoạn nhỏ, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý, theo dõi, đánh giá.
Chủ động trong công việc
Một số quản lý cửa hàng thường phó mặc tất cả những công việc trong cửa hàng cho nhân viên và nhận báo cáo của họ vào cuối tháng. Điều này sẽ khiến bạn không thể phát triển, cực kỳ khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng mới trong công việc. Do đó, hãy chủ động theo sát công việc mỗi ngày, lắng nghe khách hàng nhiều hơn để có những điều chỉnh phù hợp nhằm tạo ra những trải nghiệm tốt nhất.
Có kế hoạch đào tạo nhân viên hiệu quả
Ngoài việc giám sát các hoạt động của cửa hàng, người quản lý cũng cần phải đào tạo những kỹ năng bán hàng, cung cấp những kiến thức chuyên sâu cho đội ngũ nhân sự. Sự đào tạo đúng cách sẽ biến những nhân viên mới, chưa có kinh nghiệm trở thành những người bán hàng xuất sắc, mang lại doanh thu lớn cho cửa hàng.
Có tầm nhìn xa
Đây là sự khác biệt của quản lý cửa hàng với nhân viên bình thường. Người quản lý cửa hàng có tầm nhìn xa sẽ có những dự đoán chính xác về các sản phẩm hot trong tương lai, kịp thời đề xuất với cấp trên, nhờ vậy mà gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Đọc đến đây, chắc chắn bạn đã biết quản lý cửa hàng là gì và những yêu cầu cơ bản của vị trí này. Có thể thấy muốn trở thành một người quản lý cửa hàng giỏi chỉ kiến thức chuyên môn là chưa đủ, bạn cần phải là một người am hiểu khách hàng, linh hoạt để giải quyết mọi tình huống phát sinh.