Trong kinh doanh, bán hàng là khâu đóng vai trò quyết định đến sự thành công của công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, muốn gia tăng đơn hàng, người quản lý bán hàng cần phải có những kỹ năng nhất định. Dưới đây là những phân tích cụ thể của topviecquanly.vn về các kỹ năng không thể bỏ qua của người quản lý bán hàng.
Những kỹ năng hàng đầu của người quản lý bán hàng
Muốn làm một người quản lý bán hàng có năng lực, trước tiên chúng ta cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:
Lắng nghe và giao tiếp
Là một người quản lý khách hàng, chắc chắn kỹ năng lắng nghe và giao tiếp là không thể thiếu. Kỹ năng này giúp cho các bạn hiểu được những gì người mua hay những người khác đang cần. Trong quá trình tiếp cận khách hàng, người bán cần đặt ra những câu hỏi cần thiết, khéo léo. Bên cạnh đó, cần chú ý hạn chế gián đoạn không cần thiết để không làm tuột cảm xúc mua hàng của khách.
Lắng nghe và giao tiếp với khách hiệu quả thì bạn mới đáp ứng và làm hài lòng KH được. Đây là điều cần thiết để bán hàng thành công.
Kỹ năng phân tích
Người có khả năng phân tích tốt sẽ xử lý được những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Những tài liệu, con số thống kê liên quan đến bán hàng nếu được phân tích cụ thể thì có thể giúp bạn đưa ra lời giải cho bài toán nâng cao doanh số của mình.
Song song với kỹ năng này là khả năng sử dụng phần mềm quản lý bán hàng đa kênh, quản lý khách hàng chuyên nghiệp để có thể đưa ra những phân tích số liệu chính xác nhất.
Nhạy bén trong kinh doanh
Tất nhiên rồi, muốn trở thành quản lý bán hàng giỏi thì bạn không thể bỏ qua kỹ năng này. Sự nhạy bén trong kinh doanh sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược tốt nhất với mục đích nâng cao doanh số. Nếu có sự nhạy bén và am hiểu trong kinh doanh thì bạn sẽ đưa được ra những quyết định khôn ngoan nhất, lên được các kế hoạch bán hàng hiệu quả dựa vào thị hiếu khách hàng hiện nay.
Huấn luyện và cố vấn cho nhân viên bán hàng
Một người quản lý bán hàng giỏi chắc chắn sẽ có những nhân viên giỏi. Bạn cần phải biết cách đào tạo nhân viên của mình có các phương pháp bán hàng hiệu quả. Hãy luôn chú ý đến hoạt động của nhân viên và đưa ra những nhận xét, lời khuyên mang tính trực quan nhất cho họ. Đôi khi, bạn phải thể hiện được “tiếng nói” của mình để nhân viên cảm thấy nể phục và nỗ lực hơn.
Kinh nghiệm quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả
Bên cạnh những kỹ năng trên thì quản lý bán hàng cũng phải biết cách quản lý nhân viên hiệu quả. Đội ngũ nhân viên đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn đạt được mục tiêu về doanh thu. Dưới đây là các kinh nghiệm quản lý hiệu quả nhất.
Xây dựng bảng phân công công việc rõ ràng
Tiến hành phân công công việc cho từng nhân viên rõ ràng và cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi sát sao quá trình làm việc của nhân viên đó. Bằng cách này, bạn cũng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên để có cơ sở phân công công việc hợp lý nhất.
Ngoài ra, bạn cần xây dựng kế hoạch dự phòng để sử dụng trong những trường hợp cần thiết như nhân viên nghỉ đột xuất…
Thường xuyên đào tạo kiến thức cho nhân viên
Hoạt động đào tạo nhân viên là vô cùng cần thiết để bạn có được đội ngũ bán hàng giỏi. Nhân viên được tiếp cận với những kỹ năng bán hàng tốt sẽ nâng cao tỷ lệ chốt đơn và mang đến doanh thu cao hơn. Bên cạnh đó, hầu hết nhân viên nào cũng muốn được làm việc trong môi trường có thể học tập được nhiều điều.
Kiểm tra quá trình làm việc của một cách khéo léo
Giám sát quá trình làm việc của nhân viên là cần thiết, tuy nhiên, nếu bạn theo dõi và kiểm soát quá gắt gao sẽ khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái và thiếu thiện cảm với bạn.
Bạn có thể kiểm tra nhân viên bằng các kết quả kinh doanh, phản hồi của khách hàng về thái độ phục vụ, kỹ năng ứng xử, khả năng giao tiếp và tinh thần trách nhiệm với công việc. Thông qua những điều này, bạn vẫn có thể đánh giá chính xác năng lực của nhân viên mà không khiến nhân viên cảm thấy quá “nghẹt thở”.
Luôn đặt ra mức đãi ngộ cao với nhân viên có năng lực
Chế độ đãi ngộ luôn là yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên và thúc đẩy động lực làm việc của họ. Trong công ty, cửa hàng… sẽ có những vị trí nhân viên với các mức độ công việc khác nhau, do đó cần có những đãi ngộ, khen thưởng công tâm, rõ ràng.
Sử dụng các công cụ để giám sát
Đây cũng là một trong những cách quản lý nhân viên bán hàng mà bạn nên vận dụng. Quản lý theo cách thức truyền thống có thể sẽ gặp nhiều bất tiện và không đạt được hiệu quả cao. Phương pháp quản lý nhân viên bán hàng dựa vào các phần mềm giúp giám sát nhân viên một cách chính xác, thuận tiện và gia tăng hiệu quả bán hàng.
Tạm kết
Kỹ năng quản lý bán hàng và quản lý nhân viên là rất quan trọng để bạn nâng cao doanh thu bán hàng của mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn năng lực bản thân để thăng tiến nhanh trong công việc.