Học lập trình để làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của lập trình viên

Học lập trình để làm gì? Cơ hội nghề nghiệp của lập trình viên

Chia sẻ kinh nghiệm

Lập trình viên là một trong những ngành đang HOT hiện nay và nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Tuy nhiên nhiều bạn sinh viên khi bắt đầu theo đuổi lĩnh vực này cảm thấy băn khoăn không biết học lập trình có khó không, học lập trình để làm gì? Chính vì vậy ở bài viết này từ topviecit.vn, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những cơ hội việc làm trong tương lai của nghề lập trình viên.

Giới thiệu chung về nghề lập trình

Lập trình viên hay còn được gọi dưới những tên khác như Developer, Coder,.. là những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Họ là những người trực tiếp xây dựng và phát triển các phần mềm, hệ thống dựa trên các ngôn ngữ lập trình.

Công việc chính của một lập trình viên thông thường sẽ như sau:

  • Lên ý tưởng thiết kế và xây dựng ứng dụng.
  • Sửa chữa, bảo trì và nâng cấp các ứng dụng sẵn có.
  • Phát triển, mở rộng thêm các tính năng mới.
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ, phần mềm mới.

Nhìn thoáng qua chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng công việc của một lập trình viên sẽ rất khô khan. Tuy nhiên sau khi biết học lập trình để làm gì cũng như những cơ hội việc làm hấp dẫn của nghề nghiệp này, chắc hẳn bạn sẽ thay đổi suy nghĩ trên.

Lập trình viên hay còn được gọi dưới những tên khác như Developer, Coder,.. là những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin
Lập trình viên hay còn được gọi dưới những tên khác như Developer, Coder,.. là những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin

>>> Xem thêm: Top 5 Các Trang Web Tìm Việc IT Uy Tín Nhất Hiện Nay

Cơ hội nghề nghiệp của lập trình viên

Thực tế, trong một dự án, các lập trình viên sẽ đảm nhiệm một phần công việc khác nhau. Sau cùng, các “mảnh nhỏ” này sẽ được kết nối với nhau để tạo nên một sản phẩm cụ thể. Các nghề nghiệp của lập trình viên cũng sẽ được phân chia dựa trên phần công việc mà họ có thể đảm nhiệm. Cụ thể dưới đây là 5 nghề nghiệp phổ biến của lập trình viên để giúp bạn hình dung rõ về vấn đề “học lập trình để làm gì”.

Tester

Tester được xem là công việc dành cho những người “khó tính”, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình làm việc. Nguyên nhân là bởi công việc của Tester sẽ là chạy thử nghiệm các chương trình, phần mềm để kiểm tra và rà soát các bug, lỗi có thể tồn tại. Tester cũng sẽ đóng vai những “người dùng khó tính” để trải nghiệm và đưa ra các ý kiến khắc phục những nhược điểm của sản phẩm.

Tester được xem là công việc dành cho những người “khó tính”, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình làm việc
Tester được xem là công việc dành cho những người “khó tính”, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình làm việc

Nhân viên/ Chuyên viên tư vấn IT

Nhân viên/ chuyên viên tư vấn IT là những người sẽ đảm nhiệm vị trí tư vấn phần mềm, kỹ thuật công nghệ cho một doanh nghiệp. Cụ thể bạn sẽ phải đảm nhiệm công việc thiết kế, duy trì, sửa chữa hệ thống phần mềm, hệ thống máy tính của công ty. 

Đây là công việc khá phù hợp cho những sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có định hướng “học lập trình để làm gì”. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn IT khá lớn bởi trong thời đại này, bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần đến máy tính để duy trì hoạt động. 

Web Developer 

Một định hướng tiếp theo cho những bạn đang thắc mắc “học lập trình để làm gì” chính là trở thành một lập trình viên website. Với vị trí này, bạn sẽ đảm nhiệm công việc thiết kế, xây dựng và phát triển một website theo nhu cầu khách hàng. 

Đây là một trong những ngành đang thiếu hụt nhân lực bởi website luôn là nền tảng cơ sở mà bất cứ công ty nào cũng cần có. Tuy nhiên để trở thành một Web Developer giỏi, bạn cần thành thạo về nhiều ngôn ngữ lập trình. Có 3 hướng lập trình mà bạn có thể thử sức là:

  • Lập trình viên Front-end: Đây là những người sẽ đảm nhiệm phần giao diện của một website và phần trải nghiệm người dùng như: giao diện, phông chữ, màu sắc, các thanh menu, thanh điều hướng,..
  • Lập trình viên Back-end: Những lập trình viên ở vị trí này sẽ phụ trách quản lý và bảo trì dữ liệu, hệ thống của một trang web.
  • Lập trình viên Full-stack: Lập trình viên Full-stack là những người có thể đảm nhiệm công việc của cả Front-end và Back-end. Tuy nhiên nếu muốn trở thành Full-stack Developer bạn cần phải kiên trì rèn luyện và làm việc trong thời gian lâu dài.
Lập trình viên website sẽ đảm nhiệm công việc thiết kế, xây dựng và phát triển một website theo nhu cầu khách hàng
Lập trình viên website sẽ đảm nhiệm công việc thiết kế, xây dựng và phát triển một website theo nhu cầu khách hàng

>>> Xem thêm: Mẹo Tìm Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên IT Hiệu Quả Nhất

Mobile App Developer

Ngày nay, lưu lượng người sử dụng Smartphone đang có tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Kéo theo đó là sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng di động cũng như gia tăng nhu cầu tuyển dụng lập trình viên ứng dụng di động ở các công ty công nghệ. Vì vậy đây là một công việc khá hấp dẫn và xứng đáng để bạn theo đuổi khi chưa biết học lập trình để làm gì.

Tương tự như Web Developer thì Mobile App Developer sẽ thực hiện việc lên ý tưởng, thiết kế, xây dựng và duy trì phát triển các ứng dụng trên di động. Tuy nhiên thị trường Mobile App luôn thay đổi nhanh chóng nên để đảm nhiệm vị trí này, bạn phải có tư duy tốt, nhạy bén để có thể nắm bắt trước xu hướng người dùng.

Giảng viên CNTT

Nếu bạn có thiên phú về việc giảng dạy cũng như sở hữu kỹ năng sư phạm tốt thì có thể lựa chọn con đường nghiên cứu hoặc giảng dạy về Công nghệ thông tin. Công việc chính của bạn sẽ là cung cấp các kiến thức cơ bản/ chuyên sâu về CNTT theo phạm vị từng môn học. Đồng thời lúc này bạn có thể hỗ trợ những sinh viên có định hướng tốt hơn về vấn đề “học lập trình để làm gì”.

Trên đây là những công việc mà bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp các ngành CNTT từ các trường đại học, cao đẳng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề “Học lập trình để làm gì, học lập trình ra làm gì?”.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *