Quản lý dự án là vị trí quan trọng góp phần rất lớn trong việc dẫn dắt đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Tuy nhiên nói đến công việc quản lý dự án thì không phải ai cũng am hiểu tường tận. Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu vị trí chức vụ này, hãy theo dõi ngay nội dung bài viết được topviecquanly.vn chia sẻ dưới đây nhé.
Quản lý dự án là gì?
Quản lý dự án có lẽ là cụm từ không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta, tuy nhiên để hiểu rõ tường tận khái niệm này có lẽ không phải ai cũng biết. Quản lý một dự án trong các công ty, doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm chung, điều phối cũng như giám sát dự án mà công ty đang triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt công việc, quản lý của dự án phải là người có kiến thức cũng như các kỹ năng liên quan đến lĩnh vực.
Ví dụ trong lĩnh vực xây dựng, một công ty xây dựng thường tuyển dụng quản lý dự án có bằng cấp kỹ sư, để chắc chắn hơn thì họ sẽ tuyển dụng người có kinh nghiệm đối với vị trí này. Vị trí này cần có kỹ năng và chuyên môn tốt thì mới mang lại hiệu quả cao cho chất lượng của dự án đó.
Các công việc quản lý cần thực hiện trong dự án
Quản lý một dự án cũng là người thuộc cấp bậc quản lý, chính vì vậy họ sẽ phải phối hợp chặt chẽ và liên kết các thành viên trong dự án lại với nhau để đảm bảo rằng tất cả yêu cầu, thời hạn và lịch trình của dự án đều đi đúng hướng.
Trách nhiệm của quản lý dự án bao gồm các sản phẩm của dự án, chuẩn bị báo cáo trạng thái đồng thời thiết lập các kế hoạch truyền thông về dự án đó một cách hiệu quả. Để giúp bạn dễ hình dung hơn công việc của quản lý một dự án nào đó, chúng tôi xin chia sẻ thông tin công việc đối với vị trí này như sau:
- Quản lý của dự án sẽ là người giám sát tổng thể dự án từ khâu nhân sự, kế hoạch, ngân sách, nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện dự án.
- Phối hợp cùng các thành viên trong nhóm một cách ăn ý để đảm bảo tất cả các bên đang đi đúng hướng với các yêu cầu, thời hạn cũng như lịch trình của dự án.
- Tổ chức các cuộc gặp gỡ với các thành viên trong nhóm triển khai dự án để xác định và giải quyết các vấn đề tồn đọng.
- Đệ trình dự án, bàn giao đồng thời đảm bảo các bên tuân thủ đúng tiêu chuẩn chất lượng.
- Thu thập, phân tích và tóm tắt các thông tin liên quan để chuẩn bị báo cáo trạng thái dự án.
- Thiết lập kế hoạch PR, truyền thông về dự án hiệu quả, đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất.
- Kịp thời xử lý khi có các thay đổi hay tình huongs phát sinh nhằm đảm bảo tất cả các bên đều được thông báo.
- Phối hợp với các thành viên xây dựng nên quy trình hướng dẫn, tài liệu đào tạo cùng các tài liệu khác khi cần thiết để thúc đẩy dự án.
- Gặp mặt, đàm phán, thuyết phục khách hàng trong dự án.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế hay bất lợi của dự án.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ đối với mọi hoạt động của dự án của công ty, doanh nghiệp.
Yêu cầu cần có của một quản lý dự án
Từ những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn cũng phần nào thấy được vai trò quan trọng của quản lý dự án. Họ phải đảm nhận rất nhiều công việc quan trọng, chính vì vậy quản lý của một dự án lớn cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau:
- Cần có bằng cử nhân, kỹ sư xây dựng, bằng thạc sĩ của chuyên ngành liên quan.
- Có khả năng lãnh đạo, có khả năng làm việc dưới môi trường đầy áp lực.
- Có hiểu biết một cách sâu sắc về phương pháp quản lý một dự án chính thức.
- Có kinh nghiệm làm quản lý một số dự án, có thể là dự án xây dựng, dự án công nghệ thông tin hoặc bất kỳ một dự án nào khác.
- Có kỹ năng quản lý thời gian để đáp ứng thời hạn cho các dự án mà bản thân đang phụ trách.
- Biết cách triển khai dự án của công ty, doanh nghiệp.
- Có kinh nghiệm quản lý, giám sát, đôn đốc dự án.
- Có kinh nghiệm quản lý ngân sách
- Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt.
- Có kỹ năng tin học văn phòng, làm việc với các phần mềm quản lý ngân sách cũng như phần mềm hợp tác.
Muốn thành công và thăng tiến nhanh trong nghề thì các bạn cần rèn luyện và trau dồi những kỹ năng kể trên nhé.
Lời kết
Từ những thông tin trên có thể thấy, quản lý một dự án là công việc đòi hỏi rất nhiều yếu tố về trình độ, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm….nên không phải ai cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu này.
Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí quản lý dự án của một công ty, doanh nghiệp nào đó, hãy cân nhắc về những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây nhé. Chúc bạn sẽ trở thành một người quản lý giỏi đưa dự án ngày càng phát triển.