Ngôn ngữ lập trình Big Data. Những kỹ năng cần có của big data developer

Ngôn ngữ lập trình Big Data. Những kỹ năng cần có của big data developer

Chia sẻ kinh nghiệm

Lập trình big data đã thực sự là ngành có nhu cầu cao và thu nhập đứng đầu trong thời đại công nghệ 4.0. Vì những ứng dụng to lớn mà nó đem lại, học lập trình big data đang trở thành xu hướng của các data developer – các nhà lập trình dữ liệu. Vậy muốn học về ngành công nghệ này, trước tiên phải học về ngôn ngữ lập trình big data là gì? Một data developer cần có kỹ năng nào để làm việc trong lĩnh vực này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây từ topviecit.vn nhé.

<!-- wp:paragraph -->
<p><em>Các ngôn ngữ lập trình big data được sử dụng phổ biến</em></p>
<!-- /wp:paragraph -->
Các ngôn ngữ lập trình big data được sử dụng phổ biến

Ngôn ngữ lập trình big data

Hơn 250 ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng. Tuy nhiên nên chọn ngôn ngữ nào để lập trình giúp cho các sản phẩm phần mềm của bạn được tối ưu nhất? Đây cũng chính là một trong những thử thách trong công việc mà các data developer thường gặp. Trả lời cho câu hỏi này, một số ngôn ngữ lập trình big data dưới đây sẽ phục vụ tốt nhất cho bạn.

Python

Theo kết quả khảo sát, 84% các big data developer đánh giá Python là ngôn ngữ lập trình lý tưởng được sử dụng phổ biến và dễ học nhất. Python cho phép các nhà lập trình big data phát triển những mô hình dữ liệu phức tạp với tính ổn định, khả năng đọc mã, modun hóa. Do đó, Python linh hoạt để các dữ liệu có thể được kết nối trực tiếp vào hệ thống sản xuất.

Ngôn ngữ lập trình Python
Ngôn ngữ lập trình Python

Ngoài ra, Python còn được ứng dụng phát triển web và GUI. Python có thể sử dụng cho hầu hết các vấn đề trong ngành khoa học dữ liệu. Ngôn ngữ này cung cấp hỗ trợ một số lượng lớn các dữ liệu cho nhiều thư viện học sâu như công cụ Tensorflow, Keras, scikit-learn,… 

R

R là một công cụ đặc biệt cho tính toán thống kê. Đây cũng là lựa chọn đầu tiên được nhiều nhà thống kê hay data developer sử dụng. R hỗ trợ các công cụ như: Excel, Minitab, CSV, tệp văn bản, SPSS,… Được ví như một hệ sinh thái thực hiện được các tính toán thống kê, xử lý dữ liệu, mô hình toán học,… R cho phép các nhà lập trình làm việc trên đa nền tảng trên các hệ điều hành khác nhau. 

Scala

Năm 2004, lần đầu tiên Scala được phát triển và chạy trên JVM (Java Virtual Machine) mở rộng từ ngôn ngữ lập trình Java. Đây là ngôn ngữ lập trình mạnh với các tính năng phù hợp với nhiều mục đích. Sử dụng được đa mô hình như object-oriented hay functional đều có thể dùng được. 

Điểm yếu duy nhất của ngôn ngữ lập trình này là nó rất phức tạp để có thể là ngôn ngữ đầu tiên bạn chọn để học. Tuy nhiên, Scala vẫn là một sự lựa chọn lý tưởng khi làm việc và xử lý khối lượng lớn như big data.

Java

Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến lâu đời nhất, được dùng nhiều nhất trong mọi nền công nghiệp. Hive, Spark hay Hadoop được biết là công cụ big data nổi tiếng được lập trình bằng Java. Sử dụng Java, các framework giống như Hadoop được tận dụng. Ngoài ra, đây là ngôn ngữ lập trình có lượng lớn thư viện và công cụ như Weka, Java-ML, MLlib và Deeplearning4j,… Vì vậy, đây là ngôn ngữ lập trình big data hàng đầu được các nhà phát triển sử dụng. 

SQL (Structured Query Language)

SQL (Structured Query Language)
SQL (Structured Query Language)

SQL là một yếu tố quan trọng để bắt đầu với ngành lập trình big data. Được sử dụng khá lâu từ năm 1974, SQL như bước đầu tiên trong mọi hoạt động data sciences. Đây là ngôn ngữ lập trình được sử dụng vô cùng hiệu quả để quản lý lưu trữ, trích xuất và truy xuất dữ liệu.

Tuy nhiên, SQL chỉ chủ yếu được sử dụng trong xử lý dữ liệu có cấu trúc. Có nghĩa là khả năng phân tích dữ liệu của SQL khá hạn chế, ngôn ngữ này chỉ phù hợp để xử lý dữ liệu như tổng hợp, cộng, đếm và tính số trung bình cho dữ liệu. Vì vậy, nếu muốn phát triển và phân tích, tạo lập được nhiều chương trình tối ưu có lẽ các nhà big data developer nên học thêm những ngôn ngữ lập trình khác nữa. 

Ngoài những ngôn ngữ lập trình trên, các Dev. cũng có thể học thêm ngôn ngữ lập trình cho big data phổ biến khác như: C++,Perl, Ruby,… Tuy nhiên, những ngôn ngữ này chưa thật sự tối ưu hóa bằng các ngôn ngữ lập trình kể trên khi ứng dụng vào lập trình các sản phẩm phần mềm. 

>>> Xem thêm: Full Stack Developer Là Gì? Làm Sao Để Trở Thành Một Full Stack Developer

Những kỹ năng cần có của big data developer

Là một big data developer, chuyên môn trong lập trình big data là điều kiện không thể bàn cãi. Tuy nhiên, một big data developer cũng cần có những kỹ năng sau để công việc thuận lợi hơn.

Kỹ năng phân tích

Rõ ràng khi nhắc tới “Big Data”, phân tích chính là kỹ năng cần có của một Dev. Việc lựa chọn ra những dữ liệu quan trọng trong hàng tá dữ liệu có liên quan đến vấn đề bạn đang quan tâm và xử lý chúng để đưa ra giải pháp và câu trả lời. 

Một big data developer ngoài chuyên môn vững cần có nhiều kỹ năng khác
Một big data developer ngoài chuyên môn vững cần có nhiều kỹ năng khác

Toán học xác suất

Một Dev. thông thạo về toán học, đặc biệt là xác suất sẽ có thế mạnh rất lớn trong ngành big data. Bởi những dữ liệu trong ngành này đều ở dạng số, nặng về toán học. Các phương án xử lý chúng cũng không nằm ngoài sự tính toán, xác suất để đưa ra kết quả tối ưu.

Kỹ năng đặt tên (định danh) cho dữ liệu

Những đoạn code, dữ liệu mà bạn xây dựng để thiết kế các sản phẩm dường như đều không thể thấy. Mỗi lần bạn viết code là một lần đặt tên cho thành phần ấy. Vì vậy, một Dev. cần có kỹ năng định danh tốt. Không những để giúp bạn có thể quản lý được rành mạch các thành phần mà còn tương trợ, giúp đồng đội của bạn hiểu sản phẩm trong quá trình làm việc chung.

Một Dev. thành công là khi người khác đọc và hiểu được các mã code của bạn. Để trau dồi kỹ năng này, bạn nên thực hành nhiều để đặt tên các mã code khác nhau.

Có tư duy lập trình

Có tư duy lập trình là một trong những tài sản lớn nhất khi bạn làm một big data developer. Đây sẽ là nền tảng để bạn phát triển sự nghiệp tương lai. Để rèn luyện kỹ năng này không khó, miễn là bạn sẵn sàng trải nghiệm và không ngại thử. 

Khả năng giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng mà hầu hết các ngành nghề đều cần. Bạn nghĩ một Dev. chỉ cần tập trung vào tìm hiểu và ngôi viết code? Chưa đúng. Trong các công việc liên quan đến dữ liệu như Big Data, một Dev. cần phải có khả năng truyền đạt, giao tiếp để đưa các giải pháp, kết quả, cũng như luận điểm của mình với đồng nghiệp để cùng giải quyết vấn đề. 

Big data developer như một “phiên dịch viên” của các dữ liệu
Big data developer như một “phiên dịch viên” của các dữ liệu

Hãy nhớ rằng một Dev. làm việc để “dịch” các ngôn ngữ lập trình thành những thông điệp hoàn chỉnh giúp đồng nghiệp và cấp trên hiểu.

Tạm kết

Ngôn ngữ lập trình big data có những gì? Những kỹ năng cần có của big data developer là gì? Hãy cùng tham khảo những thông tin đã được TopCV tổng hợp ở bài viết trên nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn, đặc biệt là với những bạn trẻ đang tìm hiểu về big data và ngành công nghệ IT.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *