Acting Manager là một thuật ngữ khá phổ biến hiện nay nhưng không ít người vẫn chưa hiểu rõ. Vậy Acting Manager là gì? Vị trí này có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp? Bí quyết giúp bạn phỏng vấn Acting Director thành công là gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của topviecquanly.vn để có được những thông tin hữu ích nhé.
Acting Manager là gì?
Acting Manager hay Acting Director dịch ra tiếng Việt đều có nghĩa là quyền giám đốc. Chức danh này để chỉ những cá nhân được ủy quyền quản trị, đảm nhận các công việc, nhiệm vụ như giám đốc. Những trường hợp giám đốc vắng mặt tạm thời để nghỉ phép hay đi công tác mà chưa có người thay thế sẽ cần tới Acting Director.
Thực tế cho thấy Acting Manager thường do người cấp dưới liền kề vị trí Giám đốc đảm nhận. Vì thế, phần lớn Phó giám đốc chính là người có năng lực tốt nhất để đảm nhận Acting Manager.
Khi làm Acting Manager bạn sẽ có được quyền lực tương đương với vị trí giám đốc. Tuy nhiên, cùng với quyền lực bạn cũng cần có trách nhiệm và những nhiệm vụ quan trọng phải đảm nhận.
Vai trò của Acting Manager trong doanh nghiệp
Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng vị trí Acting Manager với vai trò đánh giá khả năng lãnh đạo của nhân sự. Đưa Acting Manager vào làm việc trong thực tế giúp ban lãnh đạo biết nhân sự đó có phù hợp để trở thành giám đốc không. Bởi thực tế cho thấy rất nhiều nhân sự giỏi nhưng lại không có khả năng lãnh đạo tốt nên không đảm nhận được vị trí giám đốc.
Nếu bạn làm tốt nhiệm vụ ở vị trí Acting Manager sẽ có thể được thăng chức lên làm giám đốc. Ngược lại, khi có người mới bạn lại tiếp tục trở về làm việc ở vị trí ban đầu của mình.
Có thể hiểu Acting Manager giống như một phép thử về năng lực, trình độ cũng như tố chất đối với người được ủy quyền. Thêm vào đó, Acting Manager cũng là cơ hội mở ra cánh cửa tương lai cho bạn.
Nên sử dụng Acting Manager như thế nào?
Mỗi Acting Manager đều có cách làm việc và suy nghĩ khác nhau, nên không có một đáp án chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:
- Bạn cần phải nhớ rằng bạn chỉ đang chịu trách nhiệm quyền giám đốc chứ không phải giám đốc thật sự. Hãy thực hiện các công việc giống như một giám đốc nhưng cần cư xử đúng mực với vị trí của mình.
- Sử dụng khéo léo và linh hoạt quyền giám đốc. Bạn cần phải biết được khi nào thể hiện quyền giám đốc và khi nào cần mềm mỏng, thể hiện thái độ bản thân. Đây cũng là nghệ thuật ứng xử bạn cần nhận thức rõ để áp dụng trong thực tế.
- Hãy thực hiện công việc của bạn một cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Khi được ủy quyền Acting Manager có nghĩa là bạn thêm quyền lợi nhưng cũng đồng thời thêm trách nhiệm về mình. Chính vì vậy cần cẩn trọng khi làm việc, đảm bảo hiệu quả trong mỗi nhiệm vụ bạn phụ trách.
Bí quyết phỏng vấn Acting Manager thành công
Acting Manager là vị trí quan trọng nên nhiều doanh nghiệp tổ chức phỏng vấn để sàng lọc ứng viên tiềm năng. Dưới đây là bí quyết để phỏng vấn Acting Manager thành công:
Tìm hiểu và trau dồi các kỹ năng Acting Manager cần có
Cần phải biết rằng, để đảm nhận vị trí Acting Manager bạn cần sở hữu một số kỹ năng như:
Kỹ năng lãnh đạo
Bạn đang đảm nhận công việc của một Manager thực thụ, do đó bạn cần kỹ năng lãnh đạo tốt. Không những lãnh đạo nhân viên làm tốt vai trò của họ, bạn còn phải làm sao để truyền cảm hứng cho nhân viên. Qua đó giúp họ cố gắng hơn trong công việc và đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp.
Kỹ năng sắp xếp và quản lý công việc
Muốn chứng minh bản thân có đủ năng lực đảm nhận vị trí Manager bạn cần phải trau dồi và sở hữu kỹ năng này. Sẽ có những dự án bạn được ủy quyền đảm nhận hoặc cần phát triển, quản lý hoặc đơn giản hơn là sắp xếp công việc, tài liệu một cách ngăn nắp, gọn gàng.
Kỹ năng đưa ra quyết định
Với mỗi quyết định bản thân đưa ra bạn cần phải chịu trách nhiệm do vậy kỹ năng này cũng rất cần thiết. Bạn cần nắm chắc những thông tin về doanh nghiệp, có óc phán đoán nhạy bén đồng thời có khả năng phân tích vấn đề sâu sắc, chính xác. Từ đó đưa ra những đề xuất đúng đắn, thích hợp để tạo ấn tượng với lãnh đạo.
Ngoài ra bạn cũng cần biết cách đánh giá kết quả để rút ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra những quyết định chính xác sau này.
Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ Acting Manager, các vị trí thuộc cấp quản lý trở lên đều cần có khả năng giao tiếp tốt. Bạn không những phải tương tác với nhân viên trong công ty mà đôi khi còn cần đàm phán thương lượng với đối tác, khách hàng. Vì thế, kỹ năng giao tiếp tốt cũng là chìa khóa vàng để bạn thành công.
Nắm vững cách trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn Acting Manager
Phần lớn các công ty đều thiết kế bộ câu hỏi chuyên biệt cho vị trí Acting Manager. Sau đây là một số câu hỏi phổ biến nhất được sưu tầm bởi topviecquanly.vn:
Bạn thấy công ty sẽ thế nào trong 2 năm tới?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá tầm nhìn của bạn trong những năm tới đây. Bạn có thể gây ấn tượng với họ bằng cách đưa ra cả những điểm mạnh cùng những điểm hạn chế trong cách triển khai chiến lược kinh doanh hay chăm sóc khách hàng.
Bạn có thể đề xuất phương án nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp?
Nâng tầm thương hiệu là cả một quá trình, đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhân lực và tài chính dồi dào đồng thời có kế hoạch hoàn hảo. Điều bạn cần làm là trình bày một kế hoạch cụ thể, đánh vào những từ khóa chiến lược đối với doanh nghiệp. Khi đã có được tiếng nói chung bạn sẽ là ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng và doanh nghiệp.
Bạn từng đạt được thành tích nào trong công việc?
Để đảm nhận vị trí quản lý nói chung và Acting Manager nói riêng đòi hỏi bạn cần có những thành tích ấn tượng trong công việc. Muốn thuyết phục nhà tuyển dụng bạn có thể đưa ra những thông số cụ thể như: bạn từng quản lý bao nhiêu nhân viên, có bao nhiêu nhân viên hài lòng với công việc, doanh số từng quý, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng ở các chiến dịch Marketing ra sao,…
Những con số biết nói này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rằng, tuyển dụng Acting Manager như bạn sẽ mang đến nhiều giá trị, giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển.
Hình mẫu người lãnh đạo lý tưởng của bạn là gì?
Hình mẫu về nhà lãnh đạo lý tưởng giúp nhà tuyển dụng biết được quyết định ứng tuyển Acting Manager của bạn không phải bồng bột. Mỗi sự thành công cần phải bắt nguồn từ động lực của chính bản thân bạn cùng những kinh nghiệm, mối quan hệ,… giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn, trở ngại trong công việc.
Hãy nói về phong cách quản lý của bạn?
Acting Manager là vị trí lãnh đạo, quản lý, dẫn dắt nhân sự để đi tới thành công. Mỗi người cũng có phong cách quản lý khác nhau với những ưu điểm và hạn chế. Do vậy đứng trước câu hỏi này bạn cần suy nghĩ kỹ để đưa ra câu trả lời phù hợp.
Muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng bạn cũng có thể trả lời tự tin rằng: “ Với mỗi kiểu nhân viên tôi sẽ có phong cách quản lý khác nhau. Nếu là những nhân viên mới tôi sẽ sử dụng phong cách quản lý độc đoán. Mặc dù có chút áp lực nhưng tôi tin rằng họ sẽ học được cách làm việc có trách nhiệm và nhanh chóng bắt kịp tiến độ công việc. Với tôi điều quan trọng là tìm được nhân viên toàn tâm toàn ý với công việc và gắn bó với doanh nghiệp.
Khi họ đã vượt qua thời gian thử thách tôi có thể chuyển sang phong cách quản lý dân chủ, tức là tạo ra sự tin tưởng với nhân viên trong quá trình làm việc. Qua đó mỗi nhân viên cũng nhiệt huyết hơn, có động lực làm việc và gắn bó lâu bền với doanh nghiệp.”
Bạn đã từng gặp phải khó khăn hay thất bại nào khi đảm nhận vị trí Giám đốc? Cách bạn xử lý và đối mặt là gì?
Có thất bại mới có thành công và không ai là người hoàn hảo cả. Do đó bạn có thể chia sẻ những điều không như ý hoặc khiến bạn từng thất bại đồng thời chia sẻ cách bạn đã khắc phục, đứng dậy như thế nào từ thất bại. Sai lầm không quan trọng mà cách bạn đối mặt và trưởng thành hơn từ sai lầm mới là điều khiến người khác nể phục, ngưỡng mộ.
Hãy nói về mục tiêu của bạn trong tương lai?
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đề cập tới những mục tiêu ngắn hạn trước khi nói về mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trước mắt. Chiến lược dài hạn sẽ căn cứ vào kết quả của mục tiêu ngắn hạn, dựa trên các vấn đề như: mở rộng phân khúc khách hàng, tăng doanh số, phát triển văn hóa doanh nghiệp,…
Lưu ý khi phỏng vấn Acting Manager
Ngoài việc hiểu rõ những kỹ năng, tố chất Acting Manager cần có cũng như bộ câu hỏi phỏng vấn Acting Director, để ứng tuyển thành công các bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn đang mong muốn đảm nhận một vị trí mới. Nếu thấy bạn đủ năng lực và sẵn sàng trong vai trò mới họ sẽ giao cho bạn.
- Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn có thể hỏi xem họ đang mong đợi điều gì ở bạn, tìm hiểu và cố gắng hoàn thành những mục tiêu đó.
- Tìm kiếm những chuyên gia hoặc những người đã có kinh nghiệm để học hỏi thêm kỹ năng mới đồng thời cải thiện những mặt chưa hoàn thiện của bạn.
- Đưa ra một vài giải pháp truyền cảm hứng, tạo động lực cho cấp dưới nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của nhóm và doanh nghiệp.
Với những thông tin trong bài viết của chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm, mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ Acting Manager là gì cũng như những bí quyết để phỏng vấn ứng tuyển vị trí này thành công. Ngoài ra khi cần tìm kiếm một công việc phù hợp với mong muốn và trình độ bản thân, đừng quên truy cập TopCV để cập nhật những việc làm thú vị với thu nhập hấp dẫn từ hơn 300.000 nhà tuyển dụng uy tín nhé.