quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn

Quản lý khu vực là gì? Mẹo Apply thành công cho ứng viên

Chia sẻ kinh nghiệm

Quản lý khu vực là một vị trí phổ biến ở những doanh nghiệp, tập đoàn hay các chuỗi thương hiệu có phạm vi hoạt động rộng lớn. Với nhiều nhiệm vụ quan trọng, đãi ngộ hấp dẫn, vị trí này được nhiều người theo đuổi. Vậy quản lý khu vực là gì? Mẹo apply thành công vị trí này ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của topviecquanly.vn để có được những thông tin hữu ích nhé.

Quản lý khu vực là gì?

Quản lý khu vực hay Region Manager  là vị trí quan trong trong hệ thống nhân sự của các tập đoàn, doanh nghiệp hiện nay. Họ chính là đại diện của doanh nghiệp ở các khu vực được phân công. Quản lý khu vực có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh, phát triển của mỗi doanh nghiệp.

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Quản lý khu vực là gì? 

Công việc của quản lý khu vực

Đảm nhận vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động kinh doanh hay phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng trong phạm vi khu vực quản lý. Nhiệm vụ chính của bạn là hỗ trợ đội bán hàng, mang sản phẩm tới gần hơn với khách hàng để đảm bảo mục tiêu doanh số.

Cụ thể, công việc chính của quản lý khu vực bao gồm:

  • Lập kế hoạch và đề ra mục tiêu kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Đưa ra các kế hoạch đào tạo nhân sự cụ thể
  • Tổ chức những cuộc họp nhân sự thuộc khu vực quản lý
  • Phân công công việc cụ thể thích hợp cho mỗi nhân viên trong khu vực quản lý
  • Lập kế hoạch thực hiện các chương trình giảm giá, khuyến mại để kích thích nhu cầu của khách hàng
  • Phân tích các số liệu kinh doanh, phân tích thị trường nhằm dự đoán xu hướng sản phẩm cũng như giá cả cụ thể để đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả.
  • Đặt ra mục tiêu phấn đấu cho mỗi cửa hàng trong khu vực
  • Quản lý sát xao vấn đề tài chính, đảm bảo các cửa hàng trong khu vực quản lý đều có lợi nhuận.
  • Thực hiện đúng chính sách hoạt động của doanh nghiệp, nghiêm túc thực hiện quy định do cấp trên ban hành.
  • Thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực của nhân sự cấp dưới
  • Báo cáo tình hình cũng như tiến độ công việc của khu vực quản lý và báo cáo lại cho giám đốc khu vực hay giám đốc doanh nghiệp.
quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Họ đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng tại nơi quản lý 

Mẹo apply thành công vị trí quản lý khu vực

Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, trước tiên bạn cần chuẩn bị cho mình một bản CV khoa học, đầy đủ các thông tin như kinh nghiệm, trình độ, năng lực cũng như mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.

Ngoài ra cần lưu ý các vấn đề sau đây để dễ dàng vượt qua buổi phỏng vấn:

Sở hữu các tố chất, kỹ năng cần thiết

Vị trí quản lý khu vực đòi hỏi bạn cần làm tốt cùng lúc nhiều nhiệm vụ. Do đó để dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng, ứng viên cần trau dồi, rèn luyện cho bản thân những tố chất và kỹ năng sau đây:

Tìm hiểu, thu thập thông tin

Không riêng gì vị trí quản lý, để apply thành công bất cứ vị trí nào bạn cũng cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến doanh nghiệp hay công việc đang tuyển dụng. Cần phải làm sao khéo léo đưa những thông tin đã tìm hiểu vào buổi phỏng vấn để tạo niềm tin với nhà tuyển dụng và khiến họ trao cơ hội cho bạn.

Thể hiện bản lĩnh

Các nhà quản lý nói chung và quản lý khu vực cần phải là những người mạnh dạn, thẳng thắn, dám đưa ra ý kiến của mình và khẳng định chúng. Khi ứng tuyển vào vị trí này bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những câu chuyện thực tế trong công việc bạn từng trải qua. Hãy để họ thấy được bạn là người có ý chí, bản lĩnh trong cả công việc và cuộc sống.

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Ứng viên cần sở hữu nhiều kỹ năng và tố chất 

Hãy lắng nghe

Người quản lý tốt cần biết lắng nghe nhân viên của mình và những người xung quanh. Một nhà quản lý nào đó từng nói rằng: “ Đừng để lãng phí những ý kiến hay của nhân viên, đó là một nguồn tài nguyên giá trị.” 

Lắng nghe là kỹ năng quan trọng với những người làm công tác quản lý. Khi bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người, nhất là nhân viên cấp dưới bạn sẽ có được những ý tưởng sáng tạo, độc đáo, mang tới hiệu quả cao trong công việc.  

Có thái độ lạc quan

Bạn có thể không phải ứng viên xuất sắc nhất về chuyên môn nhưng nếu là người luôn tích cực và lạc quan trong công việc bạn sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đảm nhận vị trí quản lý, bạn cần thường xuyên lan tỏa năng lượng tích cực cho nhân viên của mình. Vì thế chính bản thân bạn phải làm được điều đó để truyền động lực cho nhân viên.

Thích nghi với sự thay đổi

Những nhà quản lý giỏi luôn dễ dàng thích nghi với mọi sự thay đổi, nhanh chóng liên kết với khách hàng, doanh nghiệp. Khi có khả năng nắm bắt những ý tưởng mới hay những cách thức, cơ hội kinh doanh mới bạn sẽ đến gần hơn tới thành công. 

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Cần nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc 

Đặc biệt, đặt trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, thậm chí có nhiều nguy cơ, rủi ro, nhà tuyển dụng luôn mong muốn tuyển dụng được những ứng viên nhạy bén nắm bắt thời cuộc, nhanh chóng ra quyết định sáng suốt và biết cách đối mặt với thất bại, rút kinh nghiệm để thành công hơn.

Có mục tiêu và kế hoạch làm việc

Những nhà quản lý giỏi thường vạch ra các mục tiêu cụ thể và vận động nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời họ cũng dễ dàng đưa ra kế hoạch cụ thể, định hướng tư duy để hiện thực hóa bản kế hoạch và đạt hiệu quả cao. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng đòi hỏi bạn phải thường xuyên trau dồi và cố gắng hết mình nếu muốn làm tốt vị trí quản lý.

Có kỹ năng ra quyết định

Là người đứng đầu một tập thể, quản lý khu vực phải luôn sẵn sàng đưa ra những quyết định trong điều kiện có áp lực về thời gian và từ phía ban lãnh đạo. 

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Có kỹ năng quyết định trước các vấn đề 

Để đưa ra những quyết định đúng đắn, mang đến lợi ích cho doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn cũng như khả năng dự đoán thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng. Nếu có thể hãy tham khảo một vài ý kiến từ phía chuyên gia hay nhân viên cấp dưới để đưa ra quyết định đúng đắn và chính xác nhất.

Khen thưởng nhân viên  

Thành tích của nhà quản lý về cơ bản được xây dựng trên thành tích công việc của nhân viên. Do đó một nhà quản lý có tâm, có tầm cần đưa ra biện pháp khích lệ, động viên và hỗ trợ kịp thời cho nhân viên. Khi họ có những thành tích tốt, hoàn thành xuất sắc công việc hãy khen thưởng cho họ. 

Khi cảm thấy những nỗ lực và công sức bản thân bỏ ra được trân trọng sẽ giúp mỗi nhân viên có thêm động lực để làm tốt công việc của mình. Có thể dành những món quà nhỏ hay những lời khen ngợi đúng lúc, đưa ra những quyền lợi hợp lý để giúp nhân viên cảm thấy sự quan tâm từ lãnh đạo.

Phân chia công việc hợp lý

Nếu không có sự hỗ trợ từ nhân viên cấp dưới bạn khó có thể trở thành người quản lý giỏi. Vì thế bạn cần phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên để đưa ra kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Muốn được như vậy bạn cần bỏ công sức tìm hiểu về mỗi nhân viên đồng thời dành thời gian huấn luyện và hướng dẫn họ.

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Là người phân chia công việc và mọi thứ hợp lý 

Nắm vững bộ câu hỏi phỏng vấn quản lý khu vực  

Để sàng lọc và lựa chọn ứng viên chính xác nhất, phần lớn các nhà tuyển dụng đều đưa ra những câu hỏi làm rõ năng lực, trình độ của ứng viên. Do đó bạn cần nắm sơ qua và biết cách trả lời. Ví dụ:

Vì sao công ty nên tuyển dụng bạn?

Nhà tuyển dụng muốn lắng nghe về những thành tựu, tố chất, năng lực của bạn phù hợp với vị trí quản lý khu vực như thế nào. Dựa vào đó, nhà tuyển dụng có thể so sánh bạn với những ứng viên khác, tìm ra điểm mạnh của mỗi người và lựa chọn người phù hợp nhất.

Nếu giữa các nhân viên xảy ra mâu thuẫn, là người quản lý khu vực bạn nên làm gì?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn hay nhưng khó đặt ra cho ứng viên ứng tuyển vị trí quản lý khu vực. Bạn có thể trả lời rằng bản thân sẽ cố gắng giải quyết trong thời gian ngắn nhất để tránh tình trạng mất đoàn kết nội bộ.

Hãy thử tìm cách nói chuyện với nhân viên và quan sát, đánh giá tình hình. Nếu như nhân viên từng gặp trường hợp đó rồi thì nêu dẫn chứng cụ thể, đưa ra cách khắc phục để nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.

Hãy nói về phong cách quản lý của bạn

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến khi phỏng vấn quản lý khu vực. Gặp phải câu hỏi này bạn cần trả lời bằng sự tin tưởng và lòng kiên định với đội nhóm thuộc khu vực quản lý của mình. 

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Cần thể hiện phong cách quản lý hiệu quả với HR 

Công tác quản lý cần có sự kết hợp hài hòa của sự cứng rắn, linh hoạt, mềm dẻo. Trong công việc, mỗi một nhiệm vụ giao cho nhân viên cần đảm bảo mục tiêu đề ra, có chế độ thưởng phạt rõ ràng để tạo động lực phấn đấu cho nhân viên.

Bạn sẽ dẫn dắt nhân viên như thế nào khi đảm nhận vị trí quản lý khu vực?

Dẫn dắt và chỉ đạo nhân viên trong khu vực quản lý là việc làm của bạn. Thế nhưng phải điều phối như thế nào cho phù hợp, mang đến hiệu quả cao là điều không đơn giản. Khi ứng tuyển vị trí quản lý khu vực bạn cần tìm hiểu kỹ về nhiệm vụ của mỗi nhân viên mình quản lý. Sau đó tùy vào tính chất, mức độ công việc mà đưa ra thời gian hoàn thành phù hợp.

Bên cạnh đó, để động viên nhân sự hoàn thành tốt công việc được giao, quản lý khu vực có thể đưa ra những phần thưởng về vật chất hay tinh thần. Có thể lựa chọn thưởng cho cá nhân xuất sắc hay team xuất sắc tùy vào mỗi trường hợp cụ thể.

quan-ly-khu-vuc-la-gi-topviecquanly.vn
Bạn cần là người có khả năng dẫn dắt nhân viên trước mọi vấn đề 

Hãy kể về một trường hợp khiến bạn khó khăn khi đưa ra quyết định?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn quản lý khu vực thường gặp. Đảm nhận cương vị này đôi khi bạn sẽ gặp phải những vấn đề cần xử lý nhanh gọn. Chính vì thế phải làm sao để đưa ra những quyết định vừa an toàn vừa có lợi là không đơn giản.

Với câu hỏi tình huống này, nhà tuyển dụng muốn thấy được sự khôn khéo cũng như khả năng tính toán kỹ lưỡng của bạn. Có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về việc lựa chọn nhân viên phát triển dự án. Bạn có hai lựa chọn một bên là người mới tuyển dụng rất phù hợp, một bên là người đã có thâm niên làm việc, là bạn thân nhưng lại không phù hợp với vị trí đó.

Trong trường hợp này, là người quản lý khu vực bạn cần ưu tiên lợi ích của doanh nghiệp. Việc lựa chọn nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng sẽ nâng cao hiệu suất công việc, giúp công ty nhận được những dự án tiềm năng.  

Với những thông tin trong bài viết trên của chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm, hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ quản lý khu vực là gì cũng như một số mẹo apply thành công vào vị trí này. Khi cần tìm các công việc tương tự hoặc một việc làm hấp dẫn, phù hợp với trình độ, năng lực của bản thân, bạn đừng quên truy cập ngay TopCV.vn để chọn lựa ngay nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *