Rất nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc vì nhiều nguyên nhân khác mà khởi nghiệp không thành công. Để có những thành công bước đầu hoặc ít nhất tránh khỏi sai lầm bạn cần nắm rõ những nguyên nhân khiến khởi nghiệp thất bại được chia sẻ trong bài viết dưới đây của topviecquanly.vn.
Top 20 nguyên nhân khiến khởi nghiệp thất bại
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp bạn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nếu không trau dồi đủ kinh nghiệm, kiến thức bạn rất dễ khởi nghiệp thất bại. Trong đó cần nắm rõ 20 nguyên nhân khiến khởi nghiệp thất bại sau đây để điều chỉnh phù hợp:
Không lập kế hoạch kinh doanh cụ thể
Kế hoạch kinh doanh cần thiết với bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thành, bại của doanh nghiệp. Bản kế hoạch này cần căn cứ vào các thông tin, số liệu chính xác ở thời điểm hiện tại cũng như những dự tính của bạn trong tương lai.
Một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ cần bao gồm các nội dung như: mục tiêu kinh doanh, phân tích thị trường, khả năng tài chính, các rủi ro có thể gặp phải, phân tích dòng tiền đồng thời đưa ra dự toán về chi phí bỏ ra cũng như lợi nhuận thu về,…
Chưa hiểu rõ về thị trường
Trước khi khởi nghiệp bạn cần phải nghiên cứu và nắm rõ nhu cầu của thị trường để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhằm thu hút khách hàng. Không nên chìm đắm trong ý tưởng của bản thân mà quên đi việc tìm hiểu khách hàng tiềm năng của bạn đang cần gì.
Họ là người bỏ tiền ra để trả cho các sản phẩm, dịch vụ và việc của bạn là làm sao để thuyết phục khách hàng hài lòng với sản phẩm, đồng ý bỏ tiền chi cho sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.
Chọn sai địa điểm kinh doanh
Đây cũng là yếu tố quan trọng khi khởi nghiệp, nếu làm tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro. Địa điểm kinh doanh nếu như thuận lợi có thể thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp, ngược lại nếu vị trí xấu sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực.
Quá trình nghiên cứu và lựa chọn địa điểm kinh doanh cần phải xem xét một số yếu tố như: khách hàng của bạn ở đâu, đối thủ cạnh tranh đang ở vị trí nào, giao thông có thuận lợi không,…
Không có đủ vốn, không tạo được dòng tiền tốt
Rất nhiều startup gặp phải sai lầm đó là kinh doanh bằng số tiền tiết kiệm ít ỏi mà không có nguồn vốn nào khác hoặc dựa vào một nhà đầu tư khi nhà đầu tư rút vốn thì sụp đổ.
Kinh nghiệm rút ra là bạn phải tìm kiếm được nhiều nhà đầu tư, đừng quá phụ thuộc vào nguồn vốn ban đầu. Ngay cả khi doanh nghiệp đang phát triển bạn vẫn cần tính toán cẩn thận đồng thời chi tiêu tiết kiệm và thông minh. Phải làm sao để số tiền chi ra không được vượt quá số tiền thu và cắt giảm đi những khoản chi tiêu không cần thiết.
Công tác quản lý kém
Muốn thành công, doanh nghiệp cần những cộng sự tâm huyết, sở hữu những kỹ năng cần thiết và đạo đức trong kinh doanh. Hơn nữa cần phải làm sao để phân định rõ ràng quan hệ cá nhân với việc kinh doanh. Hãy xem xét các thành viên hợp tác xem họ có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp phát triển không. Nhiều người nói startup giống như một cuộc chiến và bạn cần những người vừa có thể giúp đỡ vừa trông chừng bạn tránh những sai lầm.
Không đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Không ít startup có những ý tưởng sáng tạo, độc đáo nhưng lại không phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Thực tế cho thấy nhiều khách hàng đặc biệt ngại thử sản phẩm mới của những đơn vị chưa có tên tuổi. Do đó, nếu bạn mới cho ra đời một sản phẩm bạn nên chạy thử chương trình để thăm dò thị trường và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.
Đưa ra kế hoạch không thực tế
Để thành công và tránh sai sót cần lập kế hoạch để có hướng đi cụ thể. Tuy nhiên bạn không nên đưa ra quá nhiều kế hoạch hay dự định xa rời thực tế hoặc không mang đến lợi nhuận. Hãy tìm hiểu và tính toán để đưa ra kế hoạch cũng như phương án thực hiện cụ thể và vận dụng nó vào thực tế.
Không quan tâm tới tiếp thị
Xây dựng thương hiệu giúp nhiều người biết tới doanh nghiệp hơn thay vì chỉ ngồi chờ đợi khách hàng gọi tới. Dù vậy bạn cũng không nên chỉ trông chờ vào cách này. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các kênh truyền thông khác như: trang web công ty, các trang tuyển dụng uy tín, mạng xã hội,.. để quảng bá thương hiệu chứ không nhất thiết phải bỏ ra cả số tiền lớn để quảng cáo rầm rộ.
Vô tình tạo ra sản phẩm lỗi
Đây là trường hợp mà rất nhiều startup gặp phải vì quá vội vã đưa sản phẩm ra thị trường mà không chú ý kiểm tra chất lượng. Các sản phẩm không được kiểm tra kỹ có thể gặp sự cố khi giới thiệu sản phẩm hay nghiêm trọng hơn khi đã bán sản phẩm và khách hàng đã sử dụng nó. Những phản ứng tiêu cực của khách hàng có thể lan rất nhanh khiến doanh nghiệp mất đi cả khách hàng hiện tại cũng như những khách hàng tiềm năng.
Đừng vội vã, hãy dùng thời gian đủ để hoàn thiện sản phẩm với các bước cụ thể như: nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá, nghiên cứu thị trường rồi mới thực hiện. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để họ đánh giá về chất lượng sản phẩm. Nhanh chóng sửa lỗi và cải thiện những điểm còn thiếu sót để tạo ra sản phẩm chất lượng nhất.
Không chú trọng đến khách hàng mục tiêu
Cho dù bạn có những ý tưởng tuyệt vời về sản phẩm, dịch vụ nhưng thị trường vẫn không chấp nhận khiến bạn kinh doanh không thành công. Nếu gặp phải trường hợp này bạn cần xem lại thị trường mục tiêu cũng như nhu cầu của khách hàng.
Đồng thời nêu ra được những điểm khác biệt của sản phẩm với khách hàng mục tiêu. Hai yếu tố này cần phải ăn khớp với nhau nếu không bạn cần tìm hiểu lại từ đầu.
Kiếm tiền một cách thụ động
Đừng chỉ ngồi chờ khách hàng tìm đến bạn, cần phải làm sao để tạo doanh thu ngay từ những bước đầu tiên. Bạn có thể nhận một số đơn đặt hàng trước, lên lịch gặp gỡ khách hàng hoặc một cách nào đó giúp tạo ra thu nhập. Qua đó giúp bạn có thái độ tích cực, tạo đà để phát triển tốt hơn.
Chi tiêu quá tay
Đây là hiện tượng rất nhiều doanh nghiệp startup gặp phải, họ muốn dùng tiền đầu tư vào công nghệ, sản phẩm hay tiếp thị khách hàng,… Mặc dù những điều này đều rất tốt nhưng bạn phải tính toán làm sao cho phù hợp với ngân sách. Bởi nếu bỏ ra quá nhiều tiền bạn sẽ không còn đủ để chi cho các hoạt động trong tương lai.
Mở rộng kinh doanh quá nhanh
Không ít người bị nhầm lẫn giữa thành công với tốc độ mở rộng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp bị thất bại vì công ty phát triển quá nhanh ở giai đoạn khởi nghiệp. Không chuẩn bị tốt về tài chính và nguồn nhân lực là nguyên nhân chính. Khi ấy doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, nhân viên trong công ty bị quá tải vì khối lượng công việc quá lớn.
Để tránh tình trạng này, hãy tập trung vào việc tăng trưởng ổn định. Sau khi có cơ sở dữ liệu khách hàng cũng như dòng tiền lưu thông chắc chắn bạn mới có thể đưa ra quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng của đơn vị.
Làm việc đơn độc
Bạn cần biết cách lắng nghe, tiếp thu những góp ý từ người khác để hoàn thiện bản thân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể tham gia vào các hội nhóm thương mại hay tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp để học hỏi về các ý tưởng hay tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Chọn sai đối tác
Khi quyết định làm ăn với một đối tác chắc hẳn bạn sẽ chọn những người có thể bổ sung khiếm khuyết của bạn. Nếu như chọn được đối tác phù hợp bạn sẽ có khả năng thành công hơn trong sự nghiệp.
Thuê nhiều nhân viên khi doanh thu chưa ổn định
Mong muốn của doanh nghiệp khi thuê thêm nhân sự là muốn hoạt động kinh doanh phát triển hơn. Thế nhưng cũng chính điều này có thể tạo ra các áp lực về mặt tài chính cho doanh nghiệp.
Thậm chí nhiều nhân viên có thể mất việc trước khi doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy cần chọn những thời điểm doanh thu của đơn vị ổn định mới tuyển thêm nhân sự.
Làm việc bằng cảm xúc
Nếu vì một lý do nào đó khiến bạn đưa cảm xúc vào hoạt động kinh doanh suy nghĩ của bạn có thể không còn sáng suốt như trước hơn nữa khi đưa ra các quyết định rất dễ gặp sai lầm. Bởi vậy hãy luôn bình tĩnh để đưa ra các quyết định phù hợp với hoàn cảnh bản thân phải đối mặt.
Chưa biết cách tận dụng mối quan hệ
Không ít doanh nghiệp startup cố gắng tìm hiểu và làm mọi thứ mà không tìm kiếm sự giúp đỡ. Khởi nghiệp không phải dành cho cá nhân bạn do đó cần tạo dựng các mối quan hệ với các chuyên gia, nhà đầu tư để xin hỗ trợ ngay từ những bước đầu. Ngay cả khi bạn đang sở hữu rất nhiều thứ thì bạn vẫn cần sự giúp đỡ từ người khác về một khía cạnh nào đó. Bạn cần một người thiết kế sản phẩm hay phát triển sản phẩm,…
Bỏ qua các vấn đề pháp lý
Lúc bắt đầu bạn chỉ có một ý tưởng đơn giản nhưng sau đó phát triển thành một hệ thống phức tạp và có sự liên quan tới những quy định về mặt pháp lý. Đây có thể là nguyên nhân khiến doanh nghiệp đang còn non trẻ của bạn phải đóng cửa ngay lập tức.
Chấp nhận thua cuộc quá sớm
Nguyên nhân khiến nhiều đơn vị khởi nghiệp thất bại là khi thấy mệt mỏi họ sẽ từ bỏ, đóng cửa công ty. Đừng làm vậy, hãy cố gắng học hỏi những doanh nhân thành công để rút ra bài học cho mình. Bạn cần có tâm lý kiên định và tầm nhìn sâu rộng để mở khóa thành công.
Với những thông tin trong bài viết của chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm trên đây hy vọng có thể giúp các startup nắm rõ các nguyên nhân khởi nghiệp thất bại. Từ đó tránh được những sai lầm khi khởi nghiệp và gặt hái được những thành công bước đầu. Ngoài ra khi cần tham khảo những bài học kinh nghiệm về khởi nghiệp hoặc cần tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp đừng quên truy cập TopCV bạn nhé.