Quản lý nhân sự là hoạt động có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Xây dựng quy trình quản trị nhân sự chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều nguồn lực. Ở bài viết dưới đây, topviecquanly.vn sẽ giới thiệu tới bạn những bước cơ bản trong quy trình quản lý nhân sự chuẩn được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn áp dụng.
Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự hay quản trị nguồn nhân lực, HR management hiểu đơn giản là hoạt động tuyển dụng, quản lý, khai thác nguồn nhân sự của công ty một cách hiệu quả. Nhân sự là yếu tố quyết định sự thành – bại của một doanh nghiệp. Chính vì vậy quản lý nhân sự là hoạt động mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải triển khai chứ không chỉ riêng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh.
Công việc của nhà quản lý nhân sự là hoạch định ra các quy trình quản lý nguồn nhân lực hiệu quả. Đồng thời họ cũng có nhiệm vụ thực thi, giám sát quy trình này để đảm bảo mang lại nguồn nhân sự chất lượng cao cho doanh nghiệp. Tóm lại mục tiêu cuối cùng mà những nhà quản lý hướng tới là tìm kiếm và phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng và bền vững nhất.
9 bước cơ bản trong quy trình quản lý nhân sự
Bước 1: Hoạch định nguồn nhân lực
Ở bước này, nhà quản lý tiến hành xác định tình hình và nhu cầu tuyển dụng vào các giai đoạn sắp tới của doanh nghiệp. Quá trình hoạch định bao gồm các công việc: tính toán nguồn cung – cầu nhân sự cho doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai, sau đó xây dựng chiến lược nhân sự phù hợp.
Bước 2: Tuyển dụng nhân sự
Sau khi hoạch định nguồn nhân lực cần thiết cho doanh nghiệp, người quản lý nhân sự cần bắt đầu thực hiện tuyển dụng theo chiến lược đã đề ra. Quá trình tuyển dụng nhân sự sẽ bao gồm các bước: lập kế hoạch, xác định nền tảng và phương thức tuyển dụng. Dựa trên các bước này, phòng Nhân sự sẽ triển khai việc tuyển dụng và xây dựng kịch bản phỏng vấn cùng các chế độ lương thưởng để thu hút các ứng viên tiềm năng.
Bước 3: Giới thiệu nhân viên mới
Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc và lựa chọn được những ứng viên phù hợp, quản lý nhân sự cần thực hiện giới thiệu nhân viên mới tới từng phòng ban tương ứng. Đồng thời trong quá trình giới thiệu này, nhân viên mới cần được tham dự những buổi đào tạo về nhiệm vụ của mình, các nguồn lực có thể được cung cấp để hoàn thành công việc cũng như các hiệu suất cần đạt được tại vị trí mới này. Điều này sẽ giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen và hòa nhập với môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Bước 4: Xây dựng mối quan hệ nhân viên
Một bước mà người quản lý không thể bỏ qua trong quá trình quản trị nhân sự là kết nối và xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhân viên. Để nâng cao khả năng kết nối này, quản lý có thể thực hiện một số hoạt động như: khảo sát nhu cầu nhân viên, truyền bá văn hóa công ty, thực hiện các buổi giao lưu truyền cảm hứng,.. Như vậy đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy được thấu hiểu, thỏa mãn giá trị tinh thần và muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty.
Bước 5: Xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi hợp lý
Có thể nói yêu tố lương, thưởng, phúc lợi (C&B) có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đi hay ở của các nhân viên trong công ty. Tuy nhiên nhiều nhà quản lý sai lầm khi quan niệm rằng chỉ cần mức lương cứng hấp dẫn là sẽ giữ chân được nhân viên.
Thực tế rằng ngoài mức lương cố định mỗi tháng, người lao động còn quan tâm tới nhiều yếu tố khác như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản, thưởng lễ tết, thưởng hiệu suất công việc,.. Nếu đảm bảo được chính sách C&B toàn diện trên thì tỉ lệ người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp sẽ là rất lớn.
Bước 6: Quản lý nghỉ phép
Có rất nhiều lý do dẫn tới việc người lao động xin nghỉ phép: để cân bằng lại công việc – cuộc sống hay để giải quyết những sự kiện bất ngờ như: bệnh tật, sinh nở, tang sự,.. Trách nhiệm của những người quản lý là đáp ứng những yêu cầu này và điều chuyển nhân sự sao cho vẫn đảm bảo được khối lượng công việc. Điều này sẽ giúp người lao động cảm thấy được tôn trọng, hài lòng và tận tâm hơn với công việc.
Bước 7: Quản lý hiệu suất làm việc
Hiệu suất làm việc là yếu tố đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Hoạt động này thường được các quản lý nhân sự thực hiện vào cuối mỗi tháng, quý, năm để đưa ra phần thưởng cho những nhân viên có hiệu suất công việc cao nhất.
Bước 8: Đảm bảo tuân thủ quy định
Một nhiệm vụ mà bộ phận quản trị nhân sự cần thực hiện là luôn đảm bảo toàn bộ nhân viên chấp hành theo mọi quy định mà doanh nghiệp đặt ra. Để làm được nhiều này, phòng nhân sự sẽ cần triển khai các hướng dẫn cụ thể, các tiêu chuẩn khen thưởng/ xử phạt tương ứng tới từng phòng ban trong công ty.
Bước 9: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng giúp kết nối tinh thần của nhân viên với doanh nghiệp, gia tăng mức độ trung thành, gắn bó và cống hiến với doanh nghiệp. Vì vậy đây là yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Vai trò của người quản lý là thực hiện bồi dưỡng và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động đào tạo, hội thảo định kỳ của công ty.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các bước cơ bản trong quy trình quản lý nhân sự mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ về quy trình quản lý cũng như các bước thực hiện quản lý hiệu quả. Chúc bạn xây dựng được đội ngũ nhân lực tài năng, trung thành để phát triển doanh nghiệp bền vững trong tương lai.